HSBC mở rộng cho vay tín chấp ở Đông Nam Á

Ngày 19/5, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC) và Mastercard cho ra mắt thẻ tín dụng HSBC TravelOne...
thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng HSBC TravelOne được thiết kế riêng để phục vụ những người đam mê du lịch, mong muốn được tận hưởng sự linh hoạt, thuận tiện và ưu đãi nhiều hơn trong quá trình khám phá trải nghiệm mới giai đoạn bùng nổ du lịch hậu đại dịch.

Khi sử dụng thẻ tín dụng HSBC TravelOne người dùng sẽ đổi điểm thưởng dễ dàng thông qua ứng dụng ngân hàng di động HSBC Việt Nam, liên kết với mạng lưới nhiều hãng hàng không và khách sạn quốc tế. 

Nền tảng đổi điểm thẻ tín dụng HSBC TravelOne kết nối với 16 chương trình của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Krisflyer, Asia Miles, Enrich, Air Asia… và bốn đối tác kinh doanh chuỗi khách sạn toàn cầu gồm Marriot Bonvoy, ALL - Accor Live Limitless, IHG One Rewards và Wyndham Rewards với tổng số lượng liên kết lên đến 20.000 khách sạn trên toàn thế giới. 

Được biết, Việt Nam là một trong những nhóm thị trường đầu tiên HSBC giới thiệu sản phẩm này. Thẻ tín dụng TravelOne được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu vay của tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh ở khu vực Đông Nam Á. 

Phân khúc khách hàng của thẻ tín dụng này có thu nhập khá trở lên, được dự báo sẽ lên đến 136 triệu người vào năm 2030 và sẽ nắm giữ lên tới 40% tài sản hộ gia đình tại các thị trường chính ở Đông Nam Á. 

Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt Đức và Anh. Nước ta là quốc gia thuộc tốp 5 nước châu Á được dự báo có mức tăng trưởng thị trường tiêu dùng nhanh nhất trong thập kỷ này (2021-2030), sở hữu nhóm dân số có thu nhập trên 20 USD/ngày theo điều kiện ngang giá sức mua.

Ông Taylan Turan, Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và Chiến lược, Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân của HSBC cho biết: "Chúng tôi đã mang đến cho khách hàng sự linh hoạt, nhiều phần thưởng và khuyến mãi khi đi du lịch bằng cách trao cho họ khả năng đổi điểm thưởng ngay lập tức trên ứng dụng ngân hàng di động của chúng tôi, quy đổi điểm tích lũy sang phần thưởng của một loạt hãng hàng không và khách sạn hàng đầu thế giới".

Sản phẩm thẻ mới ra mắt của HSBC mang đến nhiều lợi ích về du lịch và phong cách sống nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của khách hàng vốn có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng sau Covid. 

Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) của Booking.com, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới xét về tâm lý háo hức muốn được đi du lịch trở lại sau đại dịch, với 85% du khách Việt Nam dự định đi du lịch trong vòng 12 tháng tới. 

Đáng lưu ý, 62% người tham gia khảo sát có kế hoạch đi 1 hoặc 2 chuyến trong năm nay, trong khi 45% thích ghé thăm những địa điểm nổi tiếng cách Việt Nam 3-8 giờ bay. Thêm nữa, 45% du khách Việt Nam dự định đi du lịch vì đã lên kế hoạch từ trước đại dịch nhưng phải tạm hoãn do Covid-19.

Ông Pramoth Rajendran, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân, HSBC Việt Nam, nói: "Thẻ tín dụng là lựa chọn thanh toán không thể thiếu với người Việt Nam khi du lịch, đặc biệt là trong những chuyến đi nước ngoài. Thẻ TravelOne, được thiết kế phù hợp với phong cách sống và du lịch của khách hàng trong thời đại số”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...