Huawei chuyển đổi sang hệ thống quản trị doanh nghiệp tự phát triển MetaERP

Huawei đã thay thế thành công hệ thống quản trị hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP cũ bằng hệ thống MetaERP mà công ty toàn quyền kiểm soát.

ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là hệ thống IT quản lý quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, Huawei đã giới thiệu hệ thống MRP II (hoạch định nguồn lực sản xuất) vào năm 1996, sau đó mở rộng sang hệ thống ERP với một số tính năng được đổi mới và nâng cấp liên tục.

huawei20230425154101.jpg?rt=20230425154102
Huawei tôn vinh những nỗ lực của các đối tác góp sức cho dự án MetaERP tại Lễ trao giải MetaERP

ERP tiền nhiệm từng là hệ thống cốt lõi, xây dựng nền tảng hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng nhanh chóng của Huawei trong hơn 20 năm, tạo ra hàng trăm tỷ đô la mỗi năm tại hơn 170 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, năm 2019, Huawei bắt đầu đối mặt với những thách thức kinh doanh và áp lực từ các đối tác nước ngoài. Do đó, công ty quyết định phát triển hệ thống MetaERP hoàn toàn tự kiểm soát để thay thế hệ thống ERP cũ. Đây là dự án chuyển đổi quy mô và phức tạp nhất mà Huawei từng thực hiện.

Trong 03 năm qua, Huawei đã đầu tư đáng kể nguồn lực và nhân lực vài nghìn người cho dự án này, đồng thời làm việc với các đối tác trong ngành và hệ sinh thái chung để giải quyết những thách thức liên quan. Hệ thống MetaERP mới - định hướng tương lai, quy mô cực đại và dựa trên đám mây - đã đi vào vận hành mượt mà để thay thế hệ thống ERP cũ.

MetaERP hiện xử lý 100% các kịch bản kinh doanh và 80% khối lượng kinh doanh của Huawei. Hệ thống đã vượt qua các bài kiểm tra về thanh toán hàng tháng, hàng quý và hàng năm; đồng thời đảm bảo không có lỗi, không chậm trễ và không cần sự điều chỉnh từ kế toán.

Ông Tao Jingwen - Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Chủ tịch Ban Quản lý IT, Quy trình Kinh doanh & Chất lượng của Huawei cho biết: "Chúng tôi đã ngắt khỏi hệ thống ERP tiền nhiệm cũng như các hệ thống quản lý và vận hành cốt lõi khác từ hơn 03 năm trước. Kể từ thời điểm đó, Huawei đã không chỉ xây dựng MetaERP cho riêng mình, mà còn chuyển đổi cách thức quản lý và chứng minh khả năng của MetaERP”.

Huawei có quyền kiểm soát toàn diện đối với MetaERP, hệ thống được tích hợp đồng bộ với các hệ thống khác của Huawei như EulerOS và GaussDB.

Ngoài ra, công ty cũng đã làm việc với các đối tác để tích hợp thêm các công nghệ tiên tiến (kiến trúc dựa trên đám mây, kiến trúc đa khách hàng dựa trên siêu dữ liệu, trí thông minh thời gian thực…) vào MetaERP, nhằm cải thiện đáng kể hiệu quả dịch vụ và chất lượng hoạt động.

Nguyên tắc hướng dẫn của Huawei là xây dựng kiến trúc đơn giản nhất với chất lượng tốt nhất, mang lại trải nghiệm tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể.

Huawei cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để xây dựng các hệ thống kinh doanh cốt lõi an toàn và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp, bao gồm cả ERP và PLM, mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào.

Xem thêm

Huawei Việt Nam nhận bằng khen từ Hội Truyền thông số cho nỗ lực đào tạo nhân tài ngành ICT

Huawei Việt Nam nhận bằng khen từ Hội Truyền thông số cho nỗ lực đào tạo nhân tài ngành ICT

Tại Lễ bế mạc chương trình Hạt giống cho Tương lai - Seeds for the Future 2022 mùa thứ 7, Huawei Việt Nam đã vinh dự nhận được bằng khen từ Hội Truyền thông số (VDCA) vì đã có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển hệ thống nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho ngành ICT Việt Nam 2022.

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…