Cổ phiếu CDO: Rơi sâu vì tin đồn hay hiện trạng tài chính?

Cổ phiếu CDO của CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị đã có 28 phiên giảm giá sàn liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ban lãnh đạo CDO cho rằng, đó là hệ quả của tin đồn. Nhiều nhà đầu tư đan
Cổ phiếu CDO: Rơi sâu vì tin đồn hay hiện trạng tài chính?

Bất chấp nỗ lực truyền thông của Ban lãnh đạo CDO, cổ phiếu của doanh nghiệp tiếp tục rớt giá

Tin đồn

Trong thư gửi cổ đông ngày 19/12/2016, Chủ tịch Hội đồng quản trị CDO, ông Vũ Đình Nhân viết: “Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều tin đồn xấu liên quan đến cổ phiếu CDO. Tin đồn trên cộng với việc các công ty chứng khoán hạ tỷ lệ margin đã khiến cổ phiếu CDO giảm sàn nhiều phiên liên tiếp”.

Vậy tin đồn đó là gì mà có thể là khởi nguồn của cú rơi 28 phiên sàn liên tiếp, sau 3 phiên giảm giá trước đó?

Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 26/12/2016, câu hỏi về những tin đồn nào về CDO đã có trên thị trường không được ông Nhân trả lời, nhưng một số nguồn tin cho rằng, có thể xuất phát từ tin đồn lãnh đạo Công ty bị bắt, trùng vào thời điểm ông này đi Mỹ tham dự khóa học ngắn hạn. Ngoài ra, CDO có tin đồn nào khác nữa hay không thì không được nhắc tới.

Nhưng tin đồn có tạo nên tất cả những gì không tích cực về CDO?

Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, đại diện CDO cho biết, ngay khi thấy cổ phiếu rơi mạnh nhiều phiên liên tiếp, Ban lãnh đạo Công ty đã làm việc với các công ty chứng khoán để tìm hiểu nguyên nhân.

“Khi biết đây là yếu tố tin đồn, chúng tôi đã chủ động thực hiện công bố thông tin và làm việc với các bên để phủ nhận thông tin, kết hợp với cơ quan điều tra để truy trìm nguyên nhân các tin đồn này”, đại diện CDO nói.

Thế nhưng, bất chấp nỗ lực truyền thông của Ban lãnh đạo CDO, cổ phiếu của doanh nghiệp tiếp tục rớt giá. Kết thúc ngày 13/1/2017, giá cổ phiếu CDO chỉ còn 4.730 đồng/cổ phiếu, tương đương 12,7% mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch ngày 1/12/2016. 

Nghi ngờ chất lượng tài sản

Đến thời điểm này, CDO vẫn chưa có báo cáo tài chính năm 2016. Thông tin trên báo cáo tài chính quý III/2016 của Công ty không hẳn tích cực, nếu nhìn trên bình diện chung.

Theo đó, với tổng giá trị tài sản 348,278 tỷ đồng ngày 30/9/2016, CDO có tới 139,932 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chủ yếu là phải thu khách hàng, 37,5 tỷ đồng hàng tồn kho, 130,848 tỷ đồng trả trước dài hạn cho người bán.

Trong khi đó, doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 của CDO là 136,678 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, phải thu khách hàng tại thời điểm 30/9/2016 còn lớn hơn doanh thu phát sinh 9 tháng đầu năm của Công ty. Trong bối cảnh thị trường trở nên nhạy cảm hơn sau sự cố MTM, nhiều nhà đầu tư nghi ngờ câu chuyện CDO.

Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư Chứng khoán về khoản phải thu lớn nêu trên tại cuộc gặp gỡ báo chí, đại diện CDO cho biết, do đặc thù hoạt động nên Công ty chủ yếu thu tiền về theo giai đoạn và đến cuối năm 2016, khoản phải thu này đã được cơ bản giải quyết. Thế nhưng, thị trường vẫn nghi ngờ chất lượng tài sản, nhất là các khoản phải thu nói trên. Nghi ngờ này có lẽ sẽ chưa chấm dứt cho đến khi CDO đưa ra một báo cáo “sạch” như kỳ vọng.

9 tháng đầu năm 2016, CDO ghi nhận 35,697 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, 27,981 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ban lãnh đạo Công ty dự kiến cả năm đạt 47 tỷ đồng lợi nhuận. Theo đó, tính trên vốn điều lệ hơn 315 tỷ đồng, lợi nhuận mỗi cổ phiếu CDO đạt 1.492 đồng. Đây là con số không thấp, nhưng so với kế hoạch năm 2016 theo bản cáo bạch với phương án hơn 54 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ chia cổ tức 15% bằng tiền, CDO sẽ không đạt kế hoạch. 

Chờ thông điệp mạnh mẽ hơn

Giá cổ phiếu giảm gần 88% chỉ sau 1,5 tháng, nhưng thị trường chưa nhận được những thông điệp đủ mạnh mẽ từ Ban lãnh đạo CDO. Không có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ vì lý do dành nguồn lực cho cho hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo CDO chưa có công bố thông tin mua, trừ mẹ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vũ Đình Nhân.

Đặc biệt, trong 1,5 tháng qua, ngoài phiên 6/1, cổ phiếu CDO có giao dịch với khối lượng 3,8 triệu đơn vị được khớp ở mức giá 6.780 đồng/cổ phiếu, CDO nhìn chung ở trong tình trạng mất thanh khoản.

Vì sao cổ phiếu CDO dù giảm giá tới 88% mà nhiều nhà đầu tư vẫn chưa mua? Có lẽ, thị trường đang chờ một thông điệp mạnh mẽ và các nỗ lực toàn diện hơn từ Ban lãnh đạo Công ty, bởi quá khứ cho thấy, thị trường thường có lý do chính đáng cho hành động của mình.

Theo Hoàng Hương/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...