IEA: Các lệnh trừng phạt có thể khiến sản lượng dầu Nga sụt giảm 20%

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo sản lượng dầu Nga giảm 20% từ đầu năm sau, khi lệnh cấm nhập khẩu của EU có hiệu lực.
IEA: Các lệnh trừng phạt có thể khiến sản lượng dầu Nga sụt giảm 20%

Báo cáo của IEA hôm 11/8 cho biết sản lượng dầu hàng tháng của Nga có thể đi xuống ngay từ tháng này, khi Nga giảm lọc dầu. Mức sụt giảm sẽ tăng tốc khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực tháng 12 năm nay. Từ đầu năm sau, IEA dự báo sản lượng mỗi ngày giảm gần 2 triệu thùng, tương đương khoảng 20% so với hiện tại.

EU dự kiến sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga từ ngày 05/12 nhằm chặn nguồn tài chính Nga cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Còn từ ngày 05/02/2023, lệnh cấm vận hoạt động vận chuyển sản phẩm từ dầu của Nga sẽ có hiệu lực.

Khoảng 1 triệu thùng các sản phẩm từ dầu và 1.3 triệu thùng dầu thô Nga mỗi ngày sẽ phải tìm điểm đến mới do lệnh trừng phạt của EU, IEA ước tính. Sản lượng dầu của Nga đã tăng trong 3 tháng qua, chạm gần 10.8 triệu thùng một ngày trong tháng 7, do hoạt động lọc dầu trong nước tăng và xuất khẩu chuyển hướng sang châu Á.

Trong tháng 6, Trung Quốc lần đầu vượt EU để thành nước mua dầu Nga nhiều nhất qua đường biển. Trung Quốc đã nhập khẩu 2,1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày, cao hơn so với 1,8 triệu thùng của châu Âu.

Dù vậy, dầu Nga xuất sang châu Á vài tuần gần đây không tăng. Việc này làm dấy lên lo ngại khu vực này khó bù đắp mức sụt giảm xuất khẩu của Nga khi lệnh cấm của EU có hiệu lực.

Trong tháng 7, dầu Nga xuất khẩu giảm 115.000 thùng một ngày so với tháng 6, về 7,4 triệu thùng. Doanh thu từ xuất khẩu dầu cũng giảm 2 tỷ USD, về 19 tỷ USD do xuất khẩu ít hơn và giá dầu giảm, IEA cho biết.

Sản lượng dầu Nga trong 3 ngày đầu tháng 8 đạt trung bình 10,51 triệu thùng, giảm so với tháng 7. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nguyên nhân là yếu tố mùa vụ chứ không phải lệnh trừng phạt của phương Tây.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.