Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển...

Nếu trước đây cụm từ “kem chống nắng” chỉ gắn liền với mùa hè, bãi biển. Thì giờ đây, nó gần như là một sản phẩm “must-have" mà từ kẻ ngoại đạo, mới bắt đầu hay đã là tín đồ làm đẹp lâu năm đều sở hữu.
Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển...

Một trong những tác động to lớn giúp thay đổi nhận thức của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm chống nắng đó là ngày càng có nhiều người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm mà tia nắng mặt trời gây ra cho làn da và cơ thể. Không tính đến các quốc gia Châu Á - nơi có nhiều nền văn hóa xem làn da trắng ngần là một chuẩn mực trong thang đo sắc đẹp, hầu hết các quốc gia phương Tây, miền ôn đới và đặc biệt là tại Mỹ đều xem làn da rám nắng là hình mẫu lý tưởng.

Thay vì đau đầu đi tìm lời giải cho việc làm thế nào để bảo dưỡng làn da không bị sạm đen thì người Mỹ lại tốn tiền cho các liệu pháp nhuộm da (tanned skin) để có làn da bánh mật khỏe khoắn. Do vậy, từ thuở ban đầu, kem chống nắng chỉ là một sản phẩm thứ yếu, được phân phối bởi thị trường đại trà như siêu thị hay các hệ thống nhà thuốc và thường được mua trước các chuyến đi chơi biển chứ không phải dùng hằng ngày.

Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển... ảnh 1

Sự nguy hiểm mà tia nắng mặt trời gây ra cho làn da và cơ thể cần bảo vệ da bằng kem chống nắng

Thế nhưng, trong 5 năm đổ lại đây. Câu chuyện về kem chống nắng đã rẽ nhánh. Một báo cáo được Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2017 cho thấy doanh thu từ các liệu pháp nhuộm da đã giảm ⅓ trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.

Vì các phương pháp nhuộm có thể cản trở chúng ta phát hiện những điểm bất thường trên da được thể hiện ra ngoài (vết nám, sạm da, cháy nắng), tạo nên tâm lý chủ quan dẫn đến khó phát hiện những bệnh lý, thậm chí là dấu hiệu của ung thư trong thời gian dài.

Và khi những tác động tiêu cực từ việc biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện mạnh mẽ hơn, cụ thể là nồng độ các tia cực tím ngày càng cao trong không khí đã phần nào thức tỉnh ý thức của đại đa số về việc bảo vệ da.

Song hành với đó, cụm từ SPF cũng được nhắc nhiều trong các nghiên cứu và truyền thông. Theo Tổ chức Ung thư Da (Skin Cancer Foundation), sử dụng hàng ngày sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15 sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư da và ung thư biểu mô là 40%, giảm nguy cơ hình thành u ác tính là 50%. Còn nếu chúng ta sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF 30 thì khả năng bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia UVB - tia gây cháy nắng lên đến 97%.

Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển... ảnh 2

Sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF 30 thì khả năng bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia UVB

Không những vậy, khi làn sóng “mỹ phẩm sạch" đang tiếp tục vỗ mạnh vào nhận thức và thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại, xu hướng này mang đến cho phân khúc chăm sóc da thêm một khái niệm mới: dưỡng da không chỉ để làm đẹp mà đó còn là một hình thức để bảo vệ sức khỏe. Điều này lại khá thích hợp với những chuyển biến tâm lý mua sắm sau khi đại dịch xuất hiện và tạo nên một cú tập kích bất ngờ làm đảo lộn lề thói sinh hoạt trước đây.

Những mối quan tâm về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, thành phần sạch và có nguồn gốc từ thiên nhiên lại càng nhận được nhiều sự ủng hộ. Chính những yếu tố kể trên đã góp phần không nhỏ giúp các sản phẩm SPF chuyển mình từ một sự lựa chọn thứ yếu trở thành sản phẩm thiết yếu không thể không có trong mọi chu trình dưỡng da.

Đã có nhiều thương hiệu được thành lập với mục đích chính là sản xuất các sản phẩm kem chống nắng (mà không phải là mở rộng một ngành hàng như cách làm trước đây) như Supergoop! hay Coola. Các sản phẩm kem chống nắng còn nhận được đầu tư kỹ lưỡng từ phía nhà sản xuất. Vì đây không phải làm sản phẩm đại trà, khi chúng ta đã nhìn nhận nó như là một sản phẩm dưỡng da thực thụ thì chúng phải được chia nhỏ, mổ xẻ để đáp ứng nhu cầu của từng loại da và từng loại vấn đề. Rồi các nhà sản xuất còn nhanh nhạy bắt kịp xu hướng khi lồng ghép chỉ số chống nắng SPF vào các sản phẩm chính của mình như kem nền, phấn phủ, kem dưỡng ban ngày và thậm chí là son môi để thỏa mãn nhu cầu bảo vệ da của người tiêu dùng.

Kem chống nắng: Không chỉ để đi biển... ảnh 3

Sản phẩm SPF chuyển mình từ một sự lựa chọn thứ yếu trở thành sản phẩm thiết yếu không thể không có trong mọi chu trình dưỡng da

Tính đến thời điểm hiện tại, SPF vẫn là danh mục kinh doanh thành công bất chấp nhiều rào cản. Đơn cử như mặt hàng này đã chứng kiến mức tăng khả quan 9% vào năm ngoái, trong khi các sản phẩm ở danh mục cao cấp lại tụt giảm 11% (theo lời Larissa Jensen, cố vấn ngành làm đẹp tại NPD). Sự đầu tư cho các sản phẩm SPF sẽ còn được tiếp tục trong các năm tới và các cuộc thảo luận về đề tài này sẽ còn được bổ sung. Nhưng quan trọng hơn cả, hiện tại sản phẩm này đã trở thành một thói quen làm đẹp thiết yếu với hầu hết người tiêu dùng, bất kể giới tính, độ tuổi và màu da. Đây là một thành công đáng được ghi nhận và cũng là một dấu hiệu cho thấy các sản phẩm làm đẹp có liên quan đến mục đích bảo vệ sức khỏe sẽ còn có thể phát triển xa hơn trong tương lai sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...