Kết quả kinh doanh nửa đầu năm của SCB: Dấu ấn thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Tính đến hết ngày 30/06/2020, tổng tài sản của SCB đạt 598.412 tỷ đồng, duy trì vị thế hàng đầu trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh về tổng quy mô hoạt động.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm của SCB: Dấu ấn thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 528.720 tỷ đồng, tăng 40.013 tỷ đồng, tỷ lệ tăng ổn định 8,2% so với đầu năm. Trong khi đó, quy mô tín dụng đạt 344.033 tỷ đồng, tăng 3,04% so với 31/12/2019.

Hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm ghi nhận kết quả tích cực từ các hoạt động phi tín dụng với lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối đạt hơn 300 tỷ đồng và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 618 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ của SCB tăng trưởng ổn định trong các năm gần đây phản ánh chiến lược tái cấu trúc với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống.

Trong các dịch vụ tài chính cá nhân cung cấp cho khách hàng, SCB tạo dấu ấn lớn trên thị trường với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động Bancassurance. Thời gian gần đây, SCB luôn nằm trong Top các ngân hàng có doanh số kinh doanh bảo hiểm cao nhất toàn thị trường.

Đối với hoạt động tín dụng, SCB cũng bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid 19, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ so với đầu năm, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép, lần lượt là 1,23% và 0,67%.

Về kết quả kinh doanh, SCB chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 28,9 tỷ đồng trong 06 tháng đầu năm do Ngân hàng ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 2.174 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên gần 14.000 tỷ đồng, đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ổn định trong thời gian tới.

Cũng trong Quý 02/2020, Đại hội đồng Cổ đông SCB thông qua việc tăng vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên mức 20.231 tỷ đồng. Thông tin từ phía ngân hàng cho biết, SCB đang xúc tiến việc phát hành 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước mắt, việc tăng vốn lần này để bổ sung năng lực vốn và năng lực tài chính trong bối cảnh toàn hệ thống TCTD đang khẩn trương đáp ứng yêu cầu vốn theo Basel II. Song song đó, về lâu dài, SCB vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược nước ngoài phù hợp để cùng tham gia vào tái cơ cấu Ngân hàng và thực hiện các mục tiêu dài hạn.

Xem thêm

SCB ra mắt phiên bản mới của Website rao bán tài sản

SCB ra mắt phiên bản mới của Website rao bán tài sản

Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng, kể từ này 09/06/2020, Ngân hàng Sài Sòn (SCB) đã chính thức nâng cấp các chức năng và thay đổi giao diện website ‘Rao bán tài sản’.
SCB thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính

SCB thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã được NHNN chấp thuận đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của SCB, từ số 927 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM; về địa chỉ mới tại: 19-21-23-25 đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...