Khác Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ muốn kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu đến hết 2023

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2023.
Khác Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ muốn kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu đến hết 2023

Ngày 14/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 10, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu.

Nợ xấu được xác định xử lý theo Nghị quyết 42 gồm các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 và các khoảnvay trước thời điểm này nhưng được xác định là nợ xấu sau ngày 15/8/2017. Các khoản nợ xấu phát sinh sau ngày này được xử lý theo Luật Tổ chức tín dụng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, người thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo, cho hay việc kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 là vấn đề cấp bách, để đẩy nhanh xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong điều kiện tác động chưa thể lường hết của dịch. Việc này cũng nhằm cụ thể hoá các chủ trương về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu.

Trường hợp được phê duyệt, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn và thông qua tại một kỳ họp, vào tháng 5/2022.

Trong khi đó, Chính phủ muốn Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu kéo dài thêm 2 năm, đến 15/8/2024. 

Xem thêm

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.
Nợ xấu lớn, Bảo Việt Bank "chây ì" niêm yết lên sàn?

Nợ xấu lớn, Bảo Việt Bank "chây ì" niêm yết lên sàn?

Tổng nợ xấu và nợ khả năng mất vốn của BaoViet Bank tăng cao; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đã vượt ngưỡng 10,53%. Đây phải chăng là vấn đề “cốt lõi” đã dẫn đến đơn vị này “chây ì” trong việc đưa cổ phiếu lên sàn?
Nợ xấu gia tăng - "góc tối" của Vietcombank?

Nợ xấu gia tăng - "góc tối" của Vietcombank?

Liên tiếp là ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận, Vietcombank thể hiện bản lĩnh của một "ông lớn" ngành ngân hàng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng là nhiều vấn đề tồn đọng có thể đang "vô tình" được ẩn đi.
Top 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021

Top 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021

Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2021 của 26 ngân hàng, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/12/2021 đã tăng 6% so với cuối năm trước với gần 94.779 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...