Khánh Hoà: Dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của ngành du lịch, xây dựng, BĐS là hơn 16.000 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh Khánh Hoà, tính đến hết tháng 7/2021, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của ngành du lịch, xây dựng và bất động sản là 16.760 tỷ đồng.
Khánh Hoà: Dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của ngành du lịch, xây dựng, BĐS là hơn 16.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, 7 tháng đầu năm 2021, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn là 36.692 tỷ đồng, chiếm 36,7% dư nợ cho vay toàn địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong đó, ngành du lịch dư nợ bị ảnh hưởng COVID-19 lớn nhất với 8.555 tỷ đồng, chiếm 23,3% dư nợ cho vay bị ảnh hưởng.

Đứng sau là ngành vận tải dư nợ 6.151 tỷ đồng, chiếm 16,8%; ngành tiêu dùng, kinh doanh thương mại dư nợ 6.412 tỷ đồng, chiếm 17,5%; ngành nông nghiệp dư nợ 4.821 tỷ đồng, chiếm 13,1%.

Ngành xây dựng dư nợ 4.732 tỷ đồng, chiếm 12,9%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (thực phẩm, đồ uống, dệt may,..) dư nợ 2.204 tỷ đồng, chiếm 6%.

Hoạt động kinh doanh bất động sản dư nợ 3.472 tỷ đồng, chiếm 9,5%; Các ngành khác (giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông,...) dư nợ 345 tỷ đồng, chiếm 0,9%.

Đến nay, các Chi nhánh Tài chính Tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho 2.142 khách hàng với dư nợ 7.835,4 tỷ đồng. Trong đó, có 311 doanh nghiệp, dư nợ 6.605 tỷ đồng.

Riêng tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 935 khách hàng cá nhân với dư nợ 16,4 tỷ đồng. Các Chi nhánh TCTD đã thực hiện miễn, giảm lãi cho 139 khách hàng với dư nợ 529 tỷ đồng, số tiền lãi đã miễn, giảm là 3,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, đã có 20.210 khách hàng được vay mới với với số tiền 52.804 tỷ đồng và giảm lãi suất vay vốn các khoản vay cũ cho 14.070 lượt khách hàng, với dư nợ 29.781 tỷ đồng, số tiền lãi khách hàng được giảm là 117,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,7 tỷ đồng cho 1.109 người.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết, 7 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được 8.294 tỷ đồng, tăng 0,3% so cùng kỳ năm trước, đạt 60,3% dự toán.

Nguyên nhân thu nội địa 7 tháng tăng so với cùng kỳ do một số khoản thu như: dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Văn Phong nộp 223,3 tỷ đồng và một số doanh nghiệp có vốn FDI có số nộp ngân sách tăng như: Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam nộp tăng 23,9 tỷ đồng (khoản thu vãng lai, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước).

Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai - Việt Nam nộp tăng 21,8 tỷ đồng (phát sinh khoản thu đột biến thuế TNDN); Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam nộp tăng 20,3%, tương đương tăng 62% so với cùng kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…