Khó khăn đang dần lộ diện tại các doanh nghiệp

Mới chỉ bắt đầu mùa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 nhưng khá nhiều khoản lỗ lớn đã được công bố.
Khó khăn đang dần lộ diện tại các doanh nghiệp

Đầu tiên phải kể đến khoản lỗ gần 1.900 tỷ đồng của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR). Cụ thể, trong kỳ doanh thu của công ty đạt 13.3737 tỷ đồng giảm hơn 1 nửa so với mức 27.843 tỷ đồng so với quý II/2019. Sau khi khấu trừ giá vốn Lọc hoá dầu Bình Sơn lỗ gộp 1.879 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 440 tỷ đồng.

Dù Công ty tiết giảm mạnh các chi phí hoạt động, quý II vẫn ghi nhận lỗ sau thuế 1.898 tỷ đồng, giảm sút mạnh so với mức lãi hơn trăm tỷ cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 31.727 tỷ đồng, giảm mạnh 38%, công ty lỗ ròng hơn 4.225 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2019 lãi 704 tỷ đồng).

Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trong quý đầu năm cùng với cuộc khoảng hoảng giá dầu khiến Lọc hoá dầu Bình Sơn gặp nhiều khó khăn, tồn kho có thời điểm lên tới 90%.

Ví trí tiếp theo là CTCP Điện lực Khánh Hoà (mã: KHP) khi doanh nghiệp này báo lỗ đến 218,8 tỷ đồng trong quý II/2020 - đây là khoản lỗ theo quý cao nhất trong lịch sử của công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020,  Điện lực Khánh Hoà đạt 2.236 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 11% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế âm 230,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 40 tỷ đồng.

Lý giải về khoản lỗ kỷ lục này, Điện lực Khánh Hoà cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên sản lượng điện thương phẩm và giá bán đều giảm làm doanh thu giảm mạnh. Riêng việc thực hiện giảm/miễn giá điện đến hết tháng 6/2020 để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid – 19 theo quy định của nhà nước là 92,29 tỷ đồng.

Theo đó, doanh thu bán điện quý II/2020 giảm 345,69 tỷ đồng so với cùng kỳ và doanh thu bán điện 6 tháng 2020 giảm 259,6 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2019.

Cũng ghi nhận khoản lỗ "chưa bao giờ có" trong quý II/2020 CTCP Than Núi Béo - Vinacomin (mã: NBC) báo lợi nhuận âm hơn 140 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 9 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm công ty ghi nhận 901 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 29% so với cùng kỳ, lỗ ròng 128,5 tỷ đồng, cùng kỳ công ty lãi 16 tỷ đồng.

Tuy nhiên doanh nghiệp này cho biết số liệu BCTC quý 2/2020 hiện tại là số tạm tính do công ty chưa thanh quyết toán chi phí với TKV và chưa qua soát xét của kiểm toán độc lập. Nguyên nhân lỗ lớn trong quý II là do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến lao động bị thiếu hụt, công tác bố trí sản xuất gặp khó khăn, sản lượng thấp không đạt kế hoạch.

Ngoài ra tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sản lượng than tiêu thụ của công ty chủ yếu là than chất lượng thấp giá bán bình quân khiến công ty lỗ giá bán 111.317 đ/tấn, tổng lỗ giá bán 6 tháng là 96 tỷ đồng.

"Ngấm đòn" nặng nề nhất trong bối cảnh dịch bệnh cả nước thực hiện giãn cách xã hội là các doanh nghiệp vận tải và du lịch.

Mới đây CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) lỗ trước thuế tới 111 tỷ đồng trong quý II cao gấp 6,5 lần so với khoản lỗ của quý I. Luỹ kế 6 tháng đầu năm Vinasun lỗ 128 tỷ đồng. Một doanh nghiệp vận tải khác là Xe khách Sài Gòn (mã: BSG) trong quý II cũng lỗ 25 tỷ đồng nâng lỗ 6 tháng kên đến 119 tỷ đồng. Công ty dự kiến cả năm 2020 sẽ lỗ 122,3 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực du lịch Du lịch Phú Thọ (mã: DSP) - chủ sở hữu công viên văn hóa Đầm Sen - báo lỗ ròng quý II lên tới 146,5 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 17 tỷ đồng). Công viên nước Đầm Sen - cũng báo lỗ 4 tỷ đồng trong quý vừa qua.

Tương tự là trường hợp của Khách sạn Sheraton Đà Nẵng (mã: BDP), doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ quý thứ 10 liên tiếp với khoản lỗ lên tới gần 81 tỷ đồng – cao nhất từ trước tới nay. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 công ty lỗ gần 149 tỷ đồng.

Góp mặt trong danh sách này còn có khoản lỗ đáng chú ý của Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG)với khoản lỗ hơn 29 tỷ đồng - lần đầu báo lỗ ròng, kể từ quý 4/2016. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, DXG lãi ròng 152 tỷ, giảm 81% so với nửa đầu năm 2019. Theo Công ty, lợi nhuận sau thuế (BCTC riêng) giảm 44% chủ yếu do chưa kịp ghi nhận doanh thu - lợi nhuận từ các dự án Công ty đã triển khai bán hàng như Opal Boulevard, Saint Mortiz. Cùng với đó, chi phí tài chính tăng hơn 104%, DXG theo đó báo lỗ hợp nhất hơn 29 tỷ đồng.

Nhiều công ty khác như Nhiệt điện Cẩm Phả (mã: NCP), Théo Dana Ý (mã: DNY), DAP-Vinachem (mã: DDV)... cũng ghi nhận các khoản lỗ vài chục tỷ đồng trong quý II và 6 tháng đầu năm qua.

Xem thêm

Huawei công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020

Huawei công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020

Ngày 13/7, Huawei đã công bố các kết quả kinh doanh của công ty trong nửa đầu năm 2020 vào ngày hôm nay. Công ty đã đạt được 454 tỷ CNY (tương đương khoảng 64,235 tỷ USD) doanh thu trong giai đoạn này, tăng trưởng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...