Không quân hải quân Nga lại đánh chặn chiến hạm Hà Lan

Trong khi người Anh phản ứng mạnh về phản ứng của Nga sau khi khu trục hạm HMS Defender xâm phạm lãnh hải quốc gia này ngày 23/6, xuất hiện hàng loạt khiêu khích đơn lẻ khác của các chiến hạm NATO gần hải giới Nga.

Video cuộc đánh chặn khu trục hạm Anh HMS Defender

Ngày 29/6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố:  Ngày 24/6, khinh hạm tên lửa Evertsen của Hà Lan, đang hải trình trong vùng biển quốc tế, bất ngờ đổi hướng và đi về phía eo biển Kerch. Để ngăn chặn việc xâm phạm lãnh hải của Liên bang Nga, máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom Su-24 đã cất cánh và bay gần một tàu chiến của Hải quân Hà Lan. Tàu Evertsen buộc phải thay đổi hướng đi từ biên giới Liên bang Nga và quay lại theo lộ trình. Các chuyến bay của không quân Nga được thực hiện theo những quy tắc quốc tế về không phận và hải phận quốc gia.

Không quân Hải quân Nga đánh chặn khu trục hạm Hà Lan

Ngày 30/6, quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hà Lan, Ank Beileveld-Schouten, cho biết các nhà chức trách quốc gia này có ý định thảo luận với Nga về vụ việc ở Biển Đen, mà theo phía Hà Lan, các máy bay chiến đấu Nga gây ra tình trạng khẩn cấp cho khinh hạm Evertsen do các máy bay Nga được trang bị bom và tên lửa đất đối không và thực hiện các cuộc tấn công giả định khiến thủy thủ đoàn Hà Lan hoảng sợ.

Cùng ngày, các trang thông tin đại chúng phương Tây, dẫn nguồn từ MarineTraffic AIS cho biết, một khu trục hạm Mỹ đang hải trình gần Sevastopol. 

Theo dữ liệu của MarineTraffic AIS, khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Ross (DDG-71) đang đi về phía đông nam trên biển Biển Đen, gần với bờ biển Crimea.

USS Ross đã đến cảng Odesa của Ukraine cách đây vài ngày để tham gia cuộc tập trận SEA BREEZE 21.

Theo dữ liệu này, USS Ross được cho là có vị trí xấp xỉ  cách Sevastopol 10km. Giả thiết là tín hiệu AIS thực sự là chính xác, tình huống sẽ không còn đơn giản nữa. Ngay sau đó, MarineTraffic AIS cho biết, USS Ross bất ngờ đổi hướng và hiện đang di chuyển theo hướng ngược lại với Crimea.

Thông tin trên MarineTraffic AIS, cho rằng khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Ross (DDG-71) đang đi vào hải phận của Nga.
Thông tin trên MarineTraffic AIS, cho rằng khu trục hạm lớp Arleigh Burke USS Ross (DDG-71) đang đi vào hải phận của Nga.
Cùng thời điểm này, chiếc USS Ross (DDG-71) vẫn đang neo đậu trong cảng Odessa.
Cùng thời điểm này, chiếc USS Ross (DDG-71) vẫn đang neo đậu trong cảng Odessa.

Nhưng nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ cảng của Odesa Ukraina cho biết, khu trục hạm USS Ross (DDG-71) vẫn đang neo đậu trong cảng.

Bộ chỉ huy NATO chắc chắn biết rõ sức mạnh của quân đội Nga Nga ở khu vực này của Biển Đen. Trên thực tế, những bản tin từ BBC và СNN hoàn toàn mang tính gây sốc và tạo tâm lý NATO đang gây sức ép với Nga vì lợi ích của Ukraina.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…