KTNN kiến nghị thu hồi sai phạm đất đai hơn 8.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực III đã tiếp tục chỉ ra nhiều vấn đề trong việc chấp hành pháp luật, chính sách trong quản lý đất đai ở TP. Đà Nẵng.
KTNN kiến nghị thu hồi sai phạm đất đai hơn 8.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Nội dung của báo cáo về “Việc quản lý và sử dụng đất trong và sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.

Có 09 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2017, trong đó 04 doanh nghiệp địa phương quản lý và 05 doanh nghiệp Trung ương quản lý đóng trên địa bàn.

Trước cổ phẩn hóa, 09 doanh nghiệp này được nhà nước giao quản lý, sử dụng 84 thửa đất với diện tích 1.412.441,16 m2.

Sau cổ phần hóa cho đến nay, số doanh nghiệp này lại sử dụng 81 thửa đất, tổng diện tích quản lý sử dụng lại tăng lên 1.559.773,36m2 (tăng 147.332,20m2), xuất phát từ biến động tăng giảm diện tích tại 17 thửa đất.

Trong 05 doanh nghiệp trung ương thì có đến 04 doanh nghiệp - gồm Công ty CP Cơ khí Sông Thu, Công ty CP Tàu lai Cảng Đà Nẵng, Công ty CP VATUCO 309 và Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng - đã không có phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Tại Công ty CP Dược Trung ương 3, dù UBND TP. Đà Nẵng không đồng ý cho sử dụng lô đất diện tích 157,6m2 tại số 80 Trần Phú, quận Hải Châu để hợp tác kinh doanh khách sạn, do không  phù hợp với ngành nghề kinh doanh, và thay vì xem xét thu hồi đất thì Sở TNMT TP lại tham mưu cho UBND TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cuối cùng là doanh nghiệp (DN) đã chuyển nhượng quyền này để hưởng lợi gần 4,5 tỷ đồng.

Đối với 04 doanh nghiệp địa phương thì 03 doanh nghiệp - gồm Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng, Công ty MTĐT Đà Nẵng và Công ty CP Vật liệu Xây dựng –Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng - có phương án sử dụng đất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chưa kê khai đầy đủ các diện tích, không có hợp đồng thuê đất, không nêu rõ hình thức sử dụng đất…

Cụ thể, tại Công ty CP lương thực Đà Nẵng, sau cổ phần hóa, 08 thửa đất hơn 7.940 m2 được UBND TP. Đà Nẵng giao cho doanh nghiệp này quản lý, sử dụng đã được doanh nghiệp này chuyển từ thuê đất sản xuất kinh doanh sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, đồng thời chuyển mục đích từ thuê đất sản xuất kinh doanh sang đất ở đô thị sử dụng lâu dài, mặc dù doanh nghiệp này không hề có dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê mà được doanh nghiệp này sử dụng làm văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh.

Theo (KTNN), trường hợp này không thuộc diện được giao đất ở lâu dài và không đúng quy định về thời hạn giao đất theo Luật đất đai 2003.

Đặc biệt, ngay sau khi được UBND TP. Đà Nẵng cho phép chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng, Công ty CP Lương thực Đà Nẵng đã chuyển nhượng 07/08 thửa đất cho cá nhân và sử dụng 01/08 thửa đất có diện tích 466,2m2 tại địa chỉ 95 Lê Lợi (quận Hải Châu) để góp vốn để hình thành pháp nhân mới là Công ty CP Bất động sản Chiến Thắng Việt Nam. Việc chuyển nhượng và góp vốn đã mang lại cho Công ty này khoản chênh lệch và thu lợi 13,641 tỷ đồng so với giá phê duyệt của UBND TP.

Một trường hợp khác là Công ty CP Phát triển nhà Đà Nẵng được TP. Đà Nẵng giao đất từ năm 2010 để xây chung cư cao tầng tại 2 thửa đất gồm 851,6m2 tại số 13 Nguyễn Chí Thanh và 776,7m2 tại số 59 Lê Duẩn (quận Hải Châu), nhưng công ty không dùng đúng mục đích theo chủ trương của UBND TP.

Tương tự, tại Công ty CP Vật liệu xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng được UBND TP. Đà Nẵng giao quyền sử dụng thửa đất số 158 Nguyễn Chí Thanh làm văn phòng làm việc và phải chuyển sang hình thức thuê đất có thời hạn khi thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, sau nhiều lần thay đổi thông tin biến động về sử dụng đất, doanh nghiệp này đã chuyển nhượng cho 2 cá nhân mà không thực hiện đúng phương án sử dụng đất được phê duyệt.

KTNN kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 8,266 tỷ đồng; tăng thu tiền chuyển quyền sử dụng đất do xác định giá thấp hơn giá hội đồng thẩm định giá số tiền hơn 2,179 tỷ đồng; thu hồi số tiền hơn 6,086 tỷ đồng, do giảm 10% tiền sử dụng đất sai quy định.

Yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng tiến hành xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm phát hiện qua kiểm toán.

Đặc biệt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP thanh tra làm rõ việc tại Công ty CP Lương thực (chuyển nhượng 7/8 thửa đất cho tư nhân) và Công ty CP Vật liệu xây dựng xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng ( chuyển nhượng lại cho tư nhân lô đất diện tích 301,8m2 tại số 158 Nguyễn Chí Thanh).

>>Đà Nẵng sẽ đấu giá công khai 500 lô đất

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...