Liên quan đến việc từ đầu năm đến nay liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn đối với các dòng xe của Toyota, cụ thể là ở xe Fortuner và Camry, trong đó có cả mẫu xe mới ra mắt là Fortuner 2017. Trong các vụ tai nạn này, những chiếc xe nói trên đều bị va chạm rất mạnh gây hư hỏng, biến dạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hệ túi khí an toàn lại không hề được kích hoạt để bảo vệ người trong xe. Trước tình trạng này, Kỹ sư Lê Văn Tạch đã có chia sẻ về một số vấn đề liên quan đến túi khí trên các dòng xe do Toyota Việt Nam lắp ráp, phân phối.
"Theo Kỹ sư Tạch, Hệ thống túi khí trên xe ô tô là trang bị an toàn rất quan trọng, nó giúp giảm thiểu các tổn thương cho những người ngồi trong xe khi xe bị đâm va mạnh. Nhưng thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến nhiều dòng xe do công ty ô tô Toyota Việt phân phối ra thị trường bị đâm va mạnh, nhiều người trong xe bị tổn thương rất nghiêm trọng nhưng túi khí vẫn không bung. Như vậy trong những trường hợp này thì việc trang bị túi khí đã trở nên vô nghĩa.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch thì về nguyên nhân do cảm biến gia tốc ở trong các cảm biến va chạm có nhiệm vụ nhận biết mức độ va chạm rồi truyền tín hiệu về bộ xử lý trung tâm. Nếu tín hiệu nhận được có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị ngưỡng để kích hoạt túi khí thì bộ xử lý trung tâm sẽ kích hoạt bung các túi khí liên quan.
Vì vậy, có hai khả năng khiến túi khí không bung trong những vụ tai nạn kể trên.
+ Khả năng thứ nhất là chất lượng của hệ thống túi khí, mà cụ thể ở đây là chất lượng của cảm biến gia tốc đặt bên trong cảm biến va chạm. Nó có thể đã không đo được đúng mức độ va chạm khiến tín hiệu truyền về bộ xử lý trung tâm nhỏ hơn giá trị cài đặt để bung túi khí.
+ Khả năng thứ hai là giá trị cài đặt để bung túi khí ở trong bộ xử lý trung tâm quá lớn khiến tín hiệu truyền về từ cảm biến dù lớn nhưng vẫn nhỏ hơn giá trị cài đặt.
Theo như người được cử đại diện cho TMV trả lời trên báo chí gần đây cho biết "Việc thay thế bộ túi khí mới khá đắt, hơn 100 triệu đồng nên không phải vụ va chạm nào túi khí cũng nhất thiết phải nổ. Cần phải đứng giữa ranh giới an nguy tính mạng người ngồi trong xe thì thì túi khí mới nổ. Ngưỡng này đã được TMV (công ty ô tô Toyota Việt Nam) nghiên cứu kỹ trước khi trang bị đại trà trên các xe."
Như thế là đã rõ ràng, công ty ô tô Toyota Việt Nam đã tìm hiểu đặc thù ở Việt Nam để chọn ngưỡng để bung túi khí cao hơn (khi tính mạng người ngồi trong xe bị an nguy) cho các xe TMV bán ở thị trường Việt Nam thay vì ngưỡng thông thường (giảm thiểu các tổn thương cho người trong xe). Điều này có thể xuất phát từ nhận định rằng Việt Nam là một nước còn nghèo nên TMV muốn giảm thiểu chi phí sửa xe cho khách hàng.
Là người làm việc tại TMV lâu năm nên tôi tin rằng khả năng TMV điều chỉnh giá trị ngưỡng bung túi khí là có cơ sở. Bởi vì tôi biết rằng cùng một mẫu xe của Toyota được lắp trên cùng một dây chuyền nhưng nếu bán cho hai nước khác nhau thì có thể có rất nhiều chi tiết khách nhau và từ các nhà cung cấp phụ tùng cũng có thể khác nhau. Mục đích là để phù hợp với thị trường mỗi nước và cũng là để tối đa lợi nhuận.
Ví dụ, một chiếc xe Fortuner lắp ở Indonesia bán sang Việt Nam có thể rất khác chiếc Fortuner bán sang Thái Lan.
Đánh giá về chất lượng hệ thống túi khí được trang bị trên các dòng xe của Toyota Việt Nam, kỹ sư Lê Văn Tạch nhấn mạnh. Hệ thống túi khí của xe TMV phân phối ở Việt Nam chỉ bung khi tính mạng của những người ngồi trong xe bị an nguy (hiểu là nếu không bung thì người ngồi trong xe có thể sẽ chết) trong khi thông thường ở các nước khác thì túi khí sẽ bung để giúp giảm thiểu các tổn thương cho người ngồi trong xe. Như vậy tôi cho rằng hệ thống túi khí trên xe TMV phân phối ở Việt Nam không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. TMV đã đặt an toàn sức khỏe của người ngồi trong xe thấp hơn sự an toàn của các túi khí.
>> Túi khí xe Toyota: Ưu tiên tiền hơn tính mạng tài xế?