Lâm Đồng dự kiến thu về hơn 1.300 tỷ đồng sau khi đấu giá 43 cơ sở nhà đất

Trong 43 cơ sở nhà đất có thể bán đấu giá tại Lâm Đồng, dự kiến 8 cơ sở có tổng giá khởi điểm hơn 510 tỷ đồng…

Lâm Đồng dự kiến đấu giá 43 cơ sở nhà đất. Ảnh minh hoạ
Lâm Đồng dự kiến đấu giá 43 cơ sở nhà đất. Ảnh minh hoạ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo sở ngành, địa phương về việc thực hiện kiến nghị của Sở Tài chính trong vấn đề xử lý các cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện phương án đấu giá gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quyết định đấu giá đối với các cơ sở nhà đất chưa có phương án.

Theo đó, trong 43 cơ sở nhà đất có thể bán đấu giá, dự kiến 8 cơ sở có tổng giá khởi điểm hơn 510 tỷ đồng, 7 cơ sở đang thẩm định có giá hơn 197 tỷ đồng. Còn 27 cơ sở chưa xây dựng phương án đấu giá, nhưng dự kiến có giá khoảng 596 tỷ đồng.

Đặc biệt, đối với các cơ sở đã được phê duyệt quyết định đấu giá, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 để bảo đảm mục đích đất đưa ra đấu giá phù hợp với quy hoạch; phải có trong danh mục kế hoạch sử dụng đất của năm 2023 theo quy định của Luật Đất đai.

“Đây là nội dung rất quan trọng, các huyện, thành phố phải đặc biệt quan tâm thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh”, văn bản trên nêu rõ.

Thực tế, báo cáo từ Sở Tài chính, các địa phương đã gửi về 15 cơ sở nhà đất đấu giá. Trong đó, có 8 cơ sở đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định giá khởi điểm với tổng giá khởi điểm hơn 510 tỷ đồng gồm: Số 1 Triệu Việt Vương, 72 Ba Tháng Hai, 14 Phan Đình Phùng, 1 Yersin tại thành phố Đà Lạt; Trung tâm phát triển quỹ đất Đức Trọng, Phòng Giáo dục Đức Trọng, Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình Đức Trọng thuộc huyện Đức Trọng; Huyện Đội huyện Đơn Dương.

Còn 7 cơ sở đơn vị tư vấn đang thẩm định, dự kiến tổng giá khởi điểm hơn 197 tỷ đồng gồm: số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, 4 Hồ Tùng Mậu, 245 Phan Đình Phùng, 18 Pasteur thuộc thành phố Đà Lạt; Đài Phát thanh truyền hình, Hạt Kiểm lâm Di Linh, huyện Di Linh; Ban quản lý dự án huyện Đơn Dương.

Ngoài 15 cơ sở nhà đất trên, tỉnh Lâm Đồng còn 27 cơ sở chưa xây dựng phương án để trình quyết định đấu giá. Trong đó, thành phố Đà Lạt có 23 cơ sở gồm: 13 cơ sở có thể xây dựng phương án; 9 cơ sở chưa hoàn tất di dời hoặc chênh lệch diện tích, cần phải rà soát và 1 còn hạn thuê đến cuối năm 2023. Các cơ sở còn lại có 1 địa điểm tại thành phố Bảo Lộc, 1 địa điểm tại huyện Đức Trọng, 1 địa điểm tại huyện Đơn Dương và 1 địa điểm tại huyện Di Linh.

Theo kế hoạch, Sở Tài chính sẽ phối hợp, đôn đốc UBND các huyện và thành phố nêu trên xây dựng phương án bán 27 cơ sở này, dự kiến tổng giá khởi điểm hơn 596 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành, song, Tâm Thành Land lại vướng một bài toán đau đầu là nhân sự mới chưa có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, còn chứng chỉ của nhân sự cũ sắp hết hạn…