Làm trang trại điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam, Quảng Bình thu hồi gần 8ha đất rừng

Việc thu hồi gần 80.000m2 đất rừng tại huyện Lệ Thủy để GPMB thực hiện dự án trang trại điện gió BT2 - giai đoạn 2 thuộc dự án cụm trang trại điện gió B&T (trang trạng điện gió trên đất liền có quy mô công suất lớn nhất tại Việt Nam) tại Việt Nam.
Làm trang trại điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam, Quảng Bình thu hồi gần 8ha đất rừng

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các quyết định về việc thu hồi gần 80.000m2 đất rừng sản xuất để thực hiện dự án trang trại Điện gió BT2 - giai đoạn 2 tại 2 xã Cam Thủy và Hưng Thủy thuộc huyện Lệ Thủy.

Cụ thể, tại Quyết định số 1711, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định thu hồi 57.948,5m2 đất rừng sản xuất do Ban Quản lý khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong tỉnh Quảng Bình quản lý tại xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy.

Cùng với đó, tại Quyết định số 1712, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định thu hồi 20.060,1 m2 đất rừng sản xuất tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy cũng do đơn vị trên quản lý.

Việc thu hồi 78.008.6m2 đất rừng tại huyện Lệ Thủy để giải phóng mặt thực hiện dự án trang trại điện gió BT2 - giai đoạn 2.

UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Công ty Cổ phần Điện gió BT3 phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND 2 xã Cam Thủy và Hưng Thủy, Ban Quản lý khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong tỉnh Quảng Bình và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.

Được biết, trang trại điện gió BT2 thuộc dự án cụm trang trại điện gió B&T (trang trạng điện gió trên đất liền có quy mô công suất lớn nhất tại Việt Nam) tại Quảng Bình. Cụm trang trại điện gió này được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Điện gió B&T là công ty con của Công ty Cổ phần AMI AC Renewables - Philippines với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.

Cụm trang trại điện gió B&T bao gồm dự án trang trại điện gió BT1 và dự án trang trại điện gió BT2. Trong đó, trang trại điện gió BT1 thuộc huyện Quảng Ninh, công suất 109,2 MW (26 tuốc bin), vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng; trang trại Điện gió BT2 thuộc huyện Lệ Thủy, công suất 100,8 MW (24 tuốc bin), vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.

Dự án chia làm 3 gói thầu chính, gồm: gói thầu cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và vận hành 50 tuốc bin trong vòng 20 năm do nhà thầu VESTAS - Đan Mạch thực hiện; gói thầu xây dựng văn phòng điều hành, trụ móng tuốc bin, đường nội bộ và đường dây trung thế 33KV do Công ty Cổ phần Fecon - Việt Nam thực hiện và gói thầu xây dựng 2 trạm biến áp và đường dây 220KV do nhà thầu Công ty TNHH Công Nghệ Việt - Việt Nam thực hiện. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý III/2021.

Vào tháng 9/2020, Công ty Cổ phần Điện gió B&T đã tiến hành khởi công dự án cụm trang trại điện gió B&T.

Tuy nhiên, theo Quyết định số 686/QD-UBND ngày 3/3/2021 của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2 của dự án trang trại điện gió BT2 sẽ do Công ty Cổ phần Điện gió BT3 làm chủ đầu tư.

Về Công ty Cổ phần Điện gió BT3 mới được thành lập ngày 16/12/2020, với 3 cổ đông là Công ty Cổ phần Điện gió B&T, ông Dương Đình Tích và ông Nguyễn Nam Thắng (người đại diện, đồng thời là tổng giám đốc công ty).

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Điện gió BT3 ghi nhận tại thời điểm ngày 22/1/2021 là 260 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của Công ty Cổ phần Điện gió B&T chiếm tỷ lệ lên tới 99,5% vốn điều lệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…