Lần đầu tiên, robot chiến đấu không người điều khiển tấn công con người

Máy bay không người lái robot chiến đấu có thể tự bay đến một địa điểm cụ thể, lựa chọn mục tiêu trong ngân hàng và tấn công tiêu diệt mà không cần sự hỗ trợ của trắc thủ điều khiển từ xa.

Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, trong lịch sử quân sự, lần đầu tiên một robot vũ khí đã được sử dụng ở Libya chống lại lực lượng của nguyên soái Khalifa Haftar - Quân đội Quốc gia Libya.

Máy bay không người lái tấn công tự sát tự động hóa Kargu-2 của Thổ Nhĩ Kỳ
Máy bay không người lái tấn công tự sát tự động hóa Kargu-2 của Thổ Nhĩ Kỳ

Hệ thống vũ khí tự động sát thương (LAWS) được sử dụng vào tháng 3/2020. Theo báo cáo của LHQ, các đoàn xe hậu cần và lực lượng quân đội của Haftar, khi rút lui đã bị LAWS truy lùng, theo dõi từ xa và bị tấn công. Không có thông tin về thương vong, nhưng nếu có thì đây sẽ là những thương vong đầu tiên của con người do robot chiến đấu tấn công.

Kargu-2 là một máy bay không người lái tấn công do công ty STM của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có thể hoạt động hoàn toàn tự động và có điểu khiển, sử dụng công nghệ "máy học" và "xử lý hình ảnh thời gian thực" để tấn công các mục tiêu đã được đưa vào bộ nhớ.

Kargu-2 nặng 15 pound (6,8 kg), có thể hoạt động theo bầy đàn, sử dụng công nghệ nhận dạng ảnh kết hợp với các thuật toán máy học, cho phép đạt hiệu quả cao trong tìm kiếm, định vị, xác định và sau đó tấn công mục tiêu được chọn.

Máy bay không người lái kamikaze do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất được ca ngợi tác chiến "khá hiệu quả" ở chế độ tự động hoàn toàn, không cần sự can thiệp của trắc thủ theo dõi.

Kargu-2 thực sự giống như bất kỳ máy bay không người lái quadcopter 4 cánh quạt nào. Sự khác biệt chính là phần mềm và khi tấn công mục tiêu, sẽ không còn gì để thu thập được từ những mảnh vỡ vì UAV bị phá hủy hoàn toàn.

UAV robot có phạm vi hoạt động 5 km và thời gian bay liên tục 30 phút. Drone bay với tốc độ 72 km / h và trần bay 2.800 mét, độ cao thực hiện nhiệm vụ thông thường là 500 m.

Những hệ thống vũ khí tự động sát thương, phá hủy này được lập trình để tấn công các mục tiêu được nạp vào bộ nhớ, mà không yêu cầu kết nối dữ liệu giữa trắc thủ và vũ khí. Trắc thủ có thể theo dõi hình ảnh được truyền về để xác định kết quả cuộc tấn công, có thể can thiệp và lấy lại quyền điều khiển, hoặc do UAV tự quyết định tấn công. Trên thực tế, đây thực sự là vũ khí có khả năng “bắn, quên, tìm kiếm và tiêu diệt” thực sự.

Nhà sản xuất máy bay không người lái Kargu STM cho biết thiết bị này “có thể được sử dụng hiệu quả chống lại các mục tiêu tĩnh hoặc chuyển động nhờ các thuật toán Máy học sâu, cài đặt trên phương tiện, có khả năng xử lý hình ảnh trên địa bàn thời gian thực”.

LHQ vào năm 2018 đã cố gắng đưa ra một hiệp ước cấm vũ khí robot, nhưng động thái này bị cả Mỹ và Nga phủ quyết.

Một số nhà phân tích quân sự ca ngợi sự xuất hiện của thời đại chiến tranh mới. Cuộc xung đột ở Libya có thể là điểm mốc phân chia giai đoạn con người có toàn quyền kiểm soát vũ khí với giai đoạn máy móc tự quyết định giết người.

Sự kiện đưa các UAV robot thực sự có thể đại diện cho một cuộc cách mạng quân sự, tương đương với sự ra đời của súng hoặc máy bay, dù là vũ khí công nghệ cao nhưng không giống như vũ khí hạt nhân, gần như bất kỳ lực lượng quân sự, kể cả các nhóm vũ trang cũng dễ dàng chế tạo được loại vũ khí nguy hiểm này.

Đây là công nghệ mới rất rẻ và rất dễ thực hiện, sử dụng các thành phần, chi tiết, thuật toán có trên thị trường, điều đó khiến không có giải pháp nào ngăn chặn được sự phát triển của loại vũ khí này. Các nhóm vũ trang, các cá nhân, các lực lượng và mọi quốc gia đều có thể tự phát triển những robot tấn công, không chỉ bằng đầu đạn thông thường mà có thể bằng nhiều loại đầu đạn khác nhau, có sức sát thương lớn.

Việc phát triển các robot chiến đấu, có khả năng tấn công mà không cần có trắc thủ điều khiển sẽ buộc các quốc gia phải triển khai các hệ thống phòng thủ cực kỳ tốn kém và phức tạp để đảm bảo an ninh và bảo vệ quân đội trong điều kiện chiến tranh phi chuẩn tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...