Lan tỏa hình ảnh đẹp về nữ tướng Nguyễn Thị Định qua bức chân dung làm từ lá sen

Mới đây tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa và Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tổ chức sự kiện “Về với sen” và tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen...

Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ nhiệm CLB Phụ nữ với di sản văn hoá Ngô Thị Thanh Hằng (thứ 2 từ phải sang) và Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm (bìa phải) trao tặng bức chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen cho Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: dangconsan.vn
Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ nhiệm CLB Phụ nữ với di sản văn hoá Ngô Thị Thanh Hằng (thứ 2 từ phải sang) và Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm (bìa phải) trao tặng bức chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen cho Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: dangconsan.vn

Đây là hoạt động tri ân, tưởng nhớ 31 năm ngày mất của bà Nguyễn Thị Định (26/8/1992 – 26/8/2023), nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, người từng giữ nhiều trọng trách như: Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

buc tranh-sen-ntd.jpg
Chân dung bà Nguyễn Thị Định được làm từ lá sen khô. Ảnh: dangcongsan.vn

Tác phẩm tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen khô bắt nguồn từ tâm nguyện mong muốn tri ân, lưu giữ những hình ảnh cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam của các thành viên Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa và Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam.

Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập chủ đề “Sen trong đời sống văn hóa Việt” của kỷ lục gia châu Á Nguyễn Thị Thanh Tâm, được thực hiện bởi nghệ nhân Lê Văn Nghĩa (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) trong thời gian 3 tháng.

Bức tranh được trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam góp phần làm đa dạng hơn các loại hình hiện vật trong bộ sưu tập về bà Nguyễn Thị Định của Bảo tàng, từ đó tiếp tục thực hiện sứ mệnh tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử và truyền thống cao đẹp của phụ nữ Việt Nam.

TMH.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Mỹ Hoa phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: dangcongsan.vn

Phát biểu tại sự kiện, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam không giấu được sự xúc động khi chia sẻ những kỷ niệm đẹp về bà Nguyễn Thị Định.

Bà cũng đánh giá cao việc Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa và Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam cùng bà Nguyễn Thị Thanh Tâm trao tặng bức chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen cho Bảo tàng. Theo bà Hoa, đây là một việc làm rất ý nghĩa.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết, sự kiện hôm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt khi Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được vinh dự tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen. Đây là một ý tưởng độc đáo, vừa mang giá trị nghệ thuật lại giàu tính nhân văn sâu sắc; đồng thời là món quà vô giá để tôn vinh và bày tỏ tấm lòng thành kính với người lãnh đạo Hội phụ nữ, nữ tướng kiệt xuất của dân tộc.

Là người đưa ra ý tưởng thực hiện bức tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định bằng lá sen, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam cho biết, là người sưu tập những tác phẩm về sen đã gần 20 năm, bà thấy mình có trách nhiệm cần thực hiện bức tranh này bởi nữ tướng Nguyễn Thị Định đã để lại nhiều ấn tượng và thiện cảm trong bà.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm .jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ về bức chân dung bà Nguyễn Thị Định làm bằng lá sen. Ảnh: vanhoanghethuat.vn

Bà cũng cho biết, dự định vào khoảng tháng 10 tới, bà mong muốn sẽ làm bức tranh về bà Nguyễn Thị Thập để tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhân một hội thảo quốc gia về bà Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tiên.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra buổi giao lưu "Chuyện về bà Nguyễn Thị Định" với sự tham gia của những khách mời đặc biệt: bà Đặng Thị Tố Ngân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Hoa, người giúp việc cho bà Nguyễn Thị Định từ năm 1984 cho đến năm 1992; nhà sử học Dương Trung Quốc; bà Nguyễn Thị Thanh Tâm. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định qua triển lãm gần 30 bức ảnh tư liệu quý.

Bà Nguyễn Thị Định (1920-1992) là người con ưu tú của quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Bà thường được gọi với tên thân thương là cô Ba Định. Cô Ba Định tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tròn 18 tuổi.

Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, bà đã đối mặt và vượt qua rất nhiều mất mát khi gia đình bị chia cắt, phải xa con khi con còn quá nhỏ; chồng bị bắt và hy sinh. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, bà đã cùng đồng đội vượt qua muôn vàn khó khăn, làm nên những chiến công khiến quân thù khiếp sợ.

Bà tham gia hoạt động Mặt trận Việt Minh, Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Bến Tre và phong trào Đồng Khởi.

Tên tuổi bà không chỉ gắn liền với Đồng Khởi, với Đội quân tóc dài, với những danh hiệu cao quý, trọng trách quan trọng như Thiếu tướng, Phó Tổng tư lệnh Quân Giải phóng miền nam Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước...; mà còn với phong trào phụ nữ và công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội.

Xem thêm

5 người phụ nữ có ảnh lớn trong lịch sử Việt Nam

5 người phụ nữ có ảnh lớn trong lịch sử Việt Nam

Bất cứ người phụ nữ nào cũng xứng đáng được tôn vinh. Tuy nhiên có những người phụ nữ đáng được tôn vinh hơn bởi những đóng góp to lớn của họ với quốc gia và dân tộc. Hai Bà Trưng, nguyên phi Ỷ Lan ha

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để khám phá các lễ hội độc đáo trên khắp thế giới. Từ hội chợ Giáng sinh ở London cho đến lễ hội ánh sáng Amsterdam, mỗi sự kiện đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm khó quên…

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Mang danh một nhà văn, tôi phải đến những nơi này, để hiểu thấu được từng nỗi đau của dân tộc tôi và của các dân tộc trên thế giới đã từng trải qua chiến tranh...

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Vẫn tâm trạng háo hức của kẻ đang khám phá vùng đất mới. Sáng thường ngủ dậy muộn nên bữa sáng cũng gần với bữa trưa, xong xuôi tôi ngồi vào bàn viết để ngắm nhìn bầu trời trong xanh trước mặt và đám cây cỏ...

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Ra khỏi nhà, khi bước chân đầu tiên của tôi đặt chân lên con đường đất dường như gặp lại tuổi thơ của mình và tôi đã nhìn thấy một cô bé 5 tuổi trong cánh đồng hoa bướm, cô bé đó như đang đuổi bắt một con bướm. Tim tôi đã ngân lên những nốt nhạc...

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Từ những bậc thang travertine trắng xóa đến những hồ nước khoáng kỳ diệu, Pamukkale không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn là nơi giao thoa giữa lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp huyền bí của Thổ Nhĩ Kỳ…

Khát vọng du lịch sinh thái, xanh hóa đảo Cát Bà

Khát vọng du lịch sinh thái, xanh hóa đảo Cát Bà

Tiềm năng phát triển du lịch "xanh" tại Cát Bà là rất lớn, việc phát triển các sản phẩm du lịch gần gũi với thiên nhiên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch bền vững...