Lịch sử Black Friday: “Ngày thứ Sáu đen tối”

Black Friday nay đã trở thành một dịp mua sắm lớn nhất năm đối với người tiêu dùng và các nhà kinh doanh bán lẻ trên thế giới. Tuy nhiên, truyền thống của ngày lễ này lại có nguồn gốc “đen tối” nhiều hơn bạn nghĩ.
Lịch sử Black Friday: “Ngày thứ Sáu đen tối”

Lần đầu tiên thuật ngữ “Black Friday” được sử dụng không phải để chỉ ngày lễ mua sắm lớn nhất năm, mà lại để nói đến một cuộc khủng hoảng tài chính: cụ thể là sự sụp đổ của thị trường vàng Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 9 năm 1869. Hai nhà tài chính nổi tiếng của Phố Wall thời bấy giờ, Jay Gould và Jim Fisk đã cùng nhau mua hết số vàng của Hoa Kỳ trong khả năng có thể, với hy vọng sẽ đẩy giá lên cao và bán lại để lấy mức lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, vào ngày thứ sáu đó của tháng 9, âm mưu của hai nhà tài chính đã bị bại lộ, khiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng “rơi tự do” và khiến cả nước Mỹ “phá sản”, từ những chuyên gia phố Wall cho đến người nông dân làm kinh tế. 

Các nhà bán lẻ đã phải chật vật trong suốt một năm trời do thua lỗ ở mức báo động, và chỉ có thể kiếm lại chút lợi nhuận vào ngày kế tiếp của Lễ Tạ ơn, khi người tiêu dùng có xu hướng đi mua sắm những món đồ gia dụng giảm giá. Cũng bởi kế toán viên của các nhà bán lẻ có thói quen đánh dấu sự thua lỗ bằng màu đỏ (Red) và lợi nhuận bằng màu đen (Black) do đó, cái tên Black Friday có mối liên kết với chi tiết này. 

Lịch sử Black Friday: “Ngày thứ Sáu đen tối” ảnh 1

Lịch sử trực quan của Black Friday: Từ sự sụp đổ tài chính đến cơn sốt mua sắm

Trong những năm gần đây, một câu chuyện khác có phần “đen tối và xấu xí” được lan truyền trên mạng Internet về truyền thống của Black Friday, cho rằng việc này được bắt nguồn từ những năm 1800, khi chủ sở hữu đồn điền ở miền Nam nước Mỹ có thể mua những người nô lệ da đen “được giảm giá” vào ngày sau Lễ Tạ ơn. Mặc dù đây chỉ là sự thêu dệt không có cơ sở, nhưng cũng khiến nhiều người dân cảm thấy tức giận và yêu cầu tẩy chay ngày lễ mua sắm này. 

Theo các tài liệu ghi chép, vào thời điểm những năm 1950, cảnh sát thành phố thuộc bang Philadelphia đã sử dụng thuật ngữ “Black Friday” để mô tả sự hỗ loạn vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ ơn, khi những khách hàng mua sắm từ ngoại ô và khách du lịch tràn vào thành phố trước thềm trận đấu bóng bầu dục Quân đội-Hải quân được tổ chức vào thứ bảy hàng năm. Do đó, những người cảnh sát của thành phố không những không được nghỉ làm, mà họ còn phải làm việc tăng ca để bảo vệ trật tự và ngăn ngừa ách tắc giao thông. Hơn nữa, đây cũng là lúc những kẻ cắp lợi dụng tình hình nhốn nháo để phạm tội, khiến các nhà thực thi pháp luật lại càng thêm đau đầu. Đến năm 1961, mặc cho các nỗ lực biến nó thành “Big Friday” nhằm xoá bỏ ý nghĩa tiêu cực của từ Black, thuật ngữ Black Friday đã được lan rộng khắp Hoa Kỳ và trở thành một hiện tượng toàn thế giới như hiện nay. 

Lịch sử Black Friday: “Ngày thứ Sáu đen tối” ảnh 2

Để giữ cho tinh thần của ngày lễ được tích cực hơn, vào những năm 80s của thập kỷ trước, các nhà bán lẻ và doanh nghiệp đều thống nhất giữ khái niệm “màu đen là đánh dấu cho lợi nhuận” để quên đi những câu chuyện có phần rắc rối trong quá khứ. 

Kể từ đó đến nay, “Black Friday” được mở rộng ra thêm vào các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật sau đó, tiếp nối là dịp “Cyber Monday” vào thứ Hai, là ngày giảm giá “vớt vát” dành cho những khách hàng “chậm chân” chưa sắm sửa thoả thích trong dịp Black Friday cuối tuần. 

Nguồn: History

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…