Lo "bội thực" văn phòng cho thuê

Theo công ty tư vấn bất động sản Savills Việt Nam, trong nửa cuối năm 2016, thị trường văn phòng cho thuê sẽ đón hai dự án mới sẽ gia nhập với nguồn cung khoảng 47.000m². Nguồn cung lớn sẽ tác động nh
Lo "bội thực" văn phòng cho thuê

Theo công ty tư vấn bất động sản Savills Việt Nam, trong nửa cuối năm 2016, thị trường văn phòng cho thuê sẽ đón hai dự án mới sẽ gia nhập với nguồn cung khoảng 47.000m². Nguồn cung lớn sẽ tác động như thế nào đến phân khúc đang hồi phục một cách yếu ớt này?

 

Ồ ạt xây cao ốc rồi... ế Ở vào thời điểm đưa ra bình luận thị trường quý 2-2016, Savills Việt Nam đưa ra nhận định có phần tươi sáng về phân khúc thị trường văn phòng cho thuê. Tính trong quý 2, một dự án văn phòng cho thuê mới gia nhập thị trường đã cung cấp khoảng 18.000 m².Như vậy, nguồn cung văn phòng tại Hà Nội tăng 1,4% theo quý và 9,4% theo năm. So với quý một, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy trung bình tại tất cả các hạng đều tăng. Giá thuê hạng A và B đều tăng 0,6% theo quý; hạng C tăng mạnh, 3,7% theo quý. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của hạng A giữ nguyên so với quý trước, hạng B tăng 3,1 điểm %, hạng C tăng 0,9 điểm %. Giá thuê và tỷ lệ lấp đấy trung bình của văn phòng hạng A ở khu vực trung tâm và ngoài trung tâm đều ổn định so với quý trước.Nhưng sang đến quý 3, tình hình không hẳn đã sáng sủa được như kỳ vọng, khi đà tăng trưởng nói trên đang chậm lại. Thị trường đang ghi nhận nhiều dự án tòa nhà văn phòng mới triển khai đã rơi vào cảnh “đắp chiếu”, hoặc có triển khai cũng với tiến độ “rùa bò”. Thậm chí, không ít chủ đầu tư còn phải trì hoãn việc hoàn thiện.Chẳng hạn như, dự án Tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn là một dự án có quy mô 21 tầng, ở phân khúc tòa nhà văn phòng hạng A, do Công ty Liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư và được triển khai từ năm 2009. Với tiến độ thi công rất chậm, nên tới năm 2014, Dự án mới hoàn thiện phần thô.Mặc dù vậy, từ đó đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thiện, mà vẫn “án binh bất động” và trở thành dự án gây mất mĩ quan đô thị đến mức bị Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị thu hồi và chuyển chủ đầu tư khác vì gây mất mỹ quan đô thị vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay, dự án này vẫn ở tình trạng “đắp chiếu”.Một ví dụ nữa là dự án Tòa nhà văn phòng HUD Tower trên đường Lê Văn Lương, gồm tổ hợp 2 tòa tháp văn phòng hạng A, với diện tích sàn khoảng 70.000 m2. Dự án được triển khai từ năm 2010, nhưng nhiều lần bị ngừng thi công vì thị trường bất động sản rơi vào suy thoái. Bản thân chủ đầu tư là Tổng công ty HUD cũng trong tình trạng khó khăn, nên dù đang được triển khai, nhưng rất chậm và chưa hẹn thời gian hoàn thiện.Điều đáng nói, làn sóng các tổng công ty đầu tư dự án văn phòng cho thuê từng khá rầm rộ. Ngoài HUD, nhiều tổng công ty khác cũng tham gia làm dự án văn phòng như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)… Trong số này, Tổng Công ty Sông Đà và Handico dù đã hoàn thiện được dự án của mình, nhưng việc thu hút khách thuê đang gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó, Vicem có tham vọng xây dựng tòa nhà điều hành kết hợp văn phòng cho thuê tại dự án Vicem Tower, với quy mô lên tới gần 80.000 m2 gần Tòa tháp Keangnam. Tuy nhiên, Vicem Tower hiện cũng đang ở thế “kẹt” vì chưa thể hoàn thiện.Được biết, dự án Vicem Tower được triển khai từ năm 2011 và dự kiến hoàn thiện sau 3 năm. Nhưng hiện tại, dự án này mới chỉ làm xong phần khung và trong tình trạng “đắp chiếu” từ vài năm nay.Một dự án tòa nhà văn phòng khác là Eurowindow tại số 2 Tôn Thất Tùng. Trước năm 2010, dự án tòa nhà văn phòng Eurowindow từng là một khách sạn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2011, khách sạn này đã bị tháo dỡ để xây dựng dự án tòa nhà văn phòng cho thuê. Sau đó, dự án này đã “rơi vào quên lãng” trong nhiều năm, trước khi được khởi động trở lại thời gian gần đây.Triển vọng thị trườngThị trường văn phòng cho thuê được dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn, nhiều dự án tòa nhà văn phòng đang triển khai hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, đang được các chủ đầu tư chủ động điều chỉnh tiến độ để không tạo thêm áp lực cho cân bằng cung cầu.Trong Sổ tay thị trường Việt Nam 2016, được Savills Việt Nam đưa ra vào tháng đầu tháng 9 vừa rồi, thì công ty này phân tích, từ Q1/2012 – 2016, khách thuê văn phòng chính là hai ngành Tài chính, Ngân hàng & Bảo hiểm và Công nghệ thông tin với mức tăng cao nhất, lần lượt là 3 điểm phần trăm và 2 điểm phần trăm.Trong Q1/ 2016, tổng số vốn từ các dự án FDI hiện tại và mới đăng ký đạt 2,7 tỉ USD, trong đó nhóm ngành sản xuất và chế biến chiếm 72% và bất động sản chiếm 6%, là hai ngành phát triển mạnh với nhu cầu diện tích văn phòng thấp nhưng nhu cầu vốn cao.Điều này sẽ thay đổi đến bức tranh chung của khách thuê văn phòng tại thị trường Hà Nội. Còn lúc này, tâm lý chung của các chủ đầu tư dự án văn phòng cho thuê vẫn là trông đợi thị trường qua giai đoạn khó khăn để các dự án thoát cảnh cầm chừng hiện nay.

Thảo Như

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…