Lo chống đỡ thanh khoản, ngân hàng “rủ nhau” tăng lãi suất cuối năm

Để cạnh tranh hút tiền gửi, hàng loạt ngân hàng đã tung chiêu nâng lãi suất, mức cao nhất ghi nhận tới 8,4%/năm. Cuộc đua lãi suất đang “nóng” từng ngày khi nhu cầu vay vốn, chi tiêu luôn tăng đột biế
Lo chống đỡ thanh khoản, ngân hàng “rủ nhau” tăng lãi suất cuối năm

Tăng lãi suất cao, tặng thêm lãi, quà giá trị… là những chiêu phổ biến để hút tiền gửi của ngân hàng

Thị trường huy động vốn bắt đầu “nóng” dần lên từ giữa năm và đến thời điểm này, các ngân hàng liên tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi. Bởi đây là thời điểm cực kỳ “nóng” về vốn của hệ thống ngân hàng khi nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, chi tiêu của dân cư luôn tăng đột biến. Đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay tới tháng 2 năm sau, đòi hòi các nhà băng phải chuẩn bị sẵn nguồn lực vốn dồi dào, linh hoạt ứng biến chống đỡ thanh khoản.

Cuộc chạy đua tăng lãi suất tiền gửi đang diễn ở cả trên bề nổi và âm thầm.

Từ giữa tháng 11/2018, VPBank điều chính tăng lãi suất tiền gửi từ khách hàng cá nhân thêm 0,05-0,1%/năm so với mức lãi suất huy động tháng 10/2018. Hiện, lãi suất kỳ hạn 6 tháng đến 10 tháng đã tăng từ 6,4% lên 7%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng từ 7% lên 7,05%/năm. Lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 36 tháng tăng từ 7% lên 7,1%/năm.

Không kém cạnh, SHB vừa mạnh tay tăng lãi suất tới 0,6% so với mức cũ ở các kỳ hạn tiền gửi từ 6 tháng trở lên trong tuần từ 20 đến 30/11/2018. Hiện, lãi suất tiền gửi cao nhất của SHB là 7,8%/năm ở kỳ hạn dài, còn các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng được cộng thêm 0,1% lên tối đa 5,5%/năm. Đơn cử, khoản tiền dưới 2 tỷ đồng gửi kỳ hạn 6-11 tháng được hưởng lãi suất 7,4%/năm (trước là 6,8%); trên 2 tỷ đồng được hưởng lãi suất là 7,5-7,6%/năm (mức cũ là 6,9-7%). Đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, khoản tiền gửi dưới 2 tỷ đồng được hưởng lãi suất là 7,6%/năm; trên 2 tỷ đồng được hưởng lãi suất 7,7-7,8%/năm.

Trong vòng một tháng qua, hàng loạt ngân hàng dường như đã “rủ nhau” đẩy lãi suất huy động tiền VND lên cao thêm từ 0,1% đến 1,4% tuỳ từng kỳ hạn tiết kiệm.

Đơn cử, từ 19/10, Techcombank điều chỉnh tăng 0,1 đến 0,2% lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, như: ở kì hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, lãi suất huy động sau khi tăng hiện đang ở mức 4,7%, 4,69% và 4,88%.

Hay HDBank đã tăng lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 13 tháng thêm tối đa 0,5%/năm, nâng mức lãi cao nhất cho khoản gửi tiết kiệm là 7,5%/năm.

Còn các ngân hàng lớn cũng nâng nhẹ lãi suất, như BIDV điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,1-0,2% ở nhiều kỳ hạn, trong đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng lên tới 5,3%/năm, kỳ hạn 13 tháng lên tới 6,8%/năm.

Trong khi đó, Vietcombank đẩy lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng lên 4,6%/năm, còn kỳ hạn từ 6-9 tháng là 6,3%, kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất là 6,6%/năm…

Mặc dù niêm yết lãi suất tiền gửi cao tới 8-8,4%/năm song ngân hàng cũng chỉ áp dụng mức lãi kịch trần đối với những khoản tiền gửi lớn trên 500 triệu đồng, kỳ hạn gửi dài hạn… Song theo chia sẻ của giao dịch viên, đối với những khách hàng VIP có khoản tiền gửi lớn thì ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với mức lãi suất “nhỉnh” hơn biểu lãi niêm yết. Chẳng hạn, một ngân hàng gốc quốc doanh sẽ cộng thêm 0,1% lãi suất cho khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên ngoài mức lãi suất đã nâng mới đây.

Hiện tượng đẩy tăng lãi suất huy động vốn cao thường lặp đi lặp lại theo chu kì sản xuất kinh doanh cuối năm do nhu cầu vốn, chi tiêu đột biến từ các doanh nghiệp, dân cư, mua sắm Tết… Do đó, từ giữa năm các nhà băng đã chủ động huy động nguồn vốn để cho vay, cân đối dòng tiền, đặc biệt là vào quý 4 hàng năm luôn là thời điểm căng thẳng nhất của hệ thống ngân hàng.

“Các chi nhánh, phòng giao dịch trên cả hệ thống để phải xắn tay vào lo huy động vốn, nhất là khi ngân hàng nào cũng tăng lãi suất để hút tiền gửi, thì dù chưa thực sự cần huy động vốn thì ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất để “giữ chân” người gửi tiền, tránh thâm hụt quá lớn”, nhân viên ngân hàng chia sẻ và phân bua, khi “nhà nhà đều chạy chỉ tiêu thì không thể đứng yên được”.

Khi lãi suất tiết kiệm bị đẩy lên cao sẽ dẫn tới lãi suất cho vay cũng bị đội lên, để bù vào phần chi phí huy động vốn trong ngắn hạn. Vài tháng tháng nay, nhiều ngân hàng đã thông báo điều chỉnh lãi suất vay thêm 0,1 đến 0,6% so với thời điểm đầu năm. Đơn cử, mức lãi suất cho vay mua nhà phổ biến ở 7,5-8%/năm trong năm đầu tiên, hoặc lãi suất 8,4-8,7%/năm (cố định 2 năm đầu)… Tuy vậy, một số ngân hàng cổ phần đã đẩy lãi suất cho vay lên tới hơn 10-11%/năm, cao hơn mức trước đó tới 1%. Lãi suất vay được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

>> SHB tăng lãi suất huy động tối đa 7,8%/năm

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...