Loạt dự án bất động sản “cầm cố” ngân hàng: Tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Việc chủ đầu tư mang dự án đi “cầm cố” ngân hàng là hoạt động bình thường và được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng của rất nhiều người mua nhà.
Loạt dự án bất động sản “cầm cố” ngân hàng: Tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Hàng loạt dự án bất động đang bị chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng

Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM công bố danh sách dự án bất động sản đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai năm 2019 (từ tháng 1-3/2019). Trong số đó có nhiều dự án bất động sản đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng.

Cụ thể, dự án Chung cư cao tầng ở P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức (Stown Thủ Đức) do Công ty CP STC Corporation làm chủ đầu tư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chủ đầu tư cam kết chưa thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Do đó, cuối tháng 8/2018, Sở Xây dựng xác nhận 293 căn hộ thuộc dự án đủ điều kiện để bán nhà ở hình thành trong tương lai. Sau đó, không hiểu vì lý do gì Công ty STC báo cáo đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển (BIDV) – chi nhánh 3/2.

Tương tự, dự án Kingdom101 tại 334 Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM do Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Dương, thuộc Tập đoàn Hoa Lâm Group làm chủ đầu tư. Dự án được Công ty Đông Dương quảng cáo có quy mô 30 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng 106.209m2 được triển khai trên khu đất rộng 33.000m2.

Tại thời điểm dự án Kingdom101 giới thiệu ra thị trường và tiến hành đặt cọc với khách hàng vào tháng 1/2018. Sau khi ký phiếu giữ chỗ 100 triệu đồng, sau 7 ngày sẽ ký hợp đồng đặt cọc và tiếp tục đóng thêm số tiền tương ứng 10% giá trị căn hộ. Trong tháng 8/2018, sau khi hoàn thành phần móng thì sẽ ký hợp đồng mua bán và đóng thêm 15%.

Giữa 8/2018, Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận dự án Kingdom 101 đủ điều kiện huy động vốn và dự án này cũng được chủ đầu tư thế chấp tại Ngân hàng Vietbank.

Dự án Stown Thủ Đức đang bị Công ty CP STC Corporation “cầm cố” tại ngân hàng BIDV
Dự án Stown Thủ Đức đang bị Công ty CP STC Corporation “cầm cố” tại ngân hàng BIDV

Một “ông lớn” khác là Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) cũng mang dự án Carillon 5 tại P.Hoà Thạnh, Q.Tân Phú đi thế chấp tại ngân hàng TMCP Tiền Phong chi nhánh TP.HCM; và dự án Khu phức hợp Văn phòng Thương mại dịch vụ (TTC Plaza) tại P.25, Q.Bình Thạnh thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Q.1.

Theo các chuyên gia bất động sản, việc các dự án bất động sản hình thành trong tương lai được các chủ đầu tư đem đi “cầm cố” ngân hàng là đúng luật, việc này nhằm giúp chủ đầu tư có vốn xây dựng công trình.

Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi hiện nay đang tồn tại một thực tế là nhiều doanh nghiệp vô tư bán nhà đã thế chấp cho khách hàng mà không thực hiện giải chấp, dồn khách hàng vào cảnh dở khóc dở cười trước nỗi lo mất nhà.

Ngoài ra, quyền lợi người mua căn hộ tại dự án bất động sản thế chấp tại ngân hàng vẫn có khả năng bị ảnh hưởng do phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, khách hàng sẽ xảy ra rủi ro, khả năng “tiền mất tật mang”.

Nếu như ngân hàng siết nợ chủ đầu tư thì người mua căn hộ gần như mất trắng, tài sản căn hộ thuộc về ngân hàng nhận thế chấp theo pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Chung cư Khang Gia Tân Hương bị Ngân hàng Nam Á siết nợ
Chung cư Khang Gia Tân Hương bị Ngân hàng Nam Á siết nợ

 
Điển hình, tháng 3/2019, tại chung cư Khang Gia Tân Hương, tại P.Tân Quý, Q.Tân Phú, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia làm chủ đầu tư, bị Ngân hàng Nam Á ra thông báo thu hồi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Điều này đã khiến cho hàng trăm cư dân của chung cư này không khỏi hoang mang.

Hay trước đó, 5/2016, Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã có thông báo gửi Công ty CP Thanh Niên về việc ngân hàng này thu hồi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại chung cư The Harmona để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ quá hạn của công ty này.

Luật sư Trương Minh Hiếu (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, ở nước ta, người mua nhà ở hình thành trong tương lai phải đối mặt với nhiều rủi ro bởi chủ đầu tư vừa vay tiền ngân hàng vừa huy động vốn từ khách hàng dưới nhiều hình thức. Nguồn tiền từ người mua cũng không được giám sát minh bạch, dẫn dến tình trạng chủ đầu tư có thể sử dụng sai mục đích, thậm chí mang tiền đó đầu tư cùng lúc nhiều dự án. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro, trong đó nghiêm trọng nhất là nguy cơ chậm bàn giao nhà, hay dự án đổ bể, không thể xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…