Lợi nhuận của Vinalines lại giảm 445 tỷ sau soát xét

Lợi nhuận sau thuế sau soát xét của Vinalines giảm 445 tỷ, xuống còn 1.677,8 tỷ đồng do điều chỉnh lợi nhuận khác.
Lợi nhuận của Vinalines lại giảm 445 tỷ sau soát xét

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa có giải trình chênh lệch lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất 6 tháng trước và sau soát xét.

Cụ thể, sau soát xét, lợi nhuận sau thuế của Vinalines giảm 445 tỷ, từ mức 2.123 tỷ xuống còn 1.677,8 tỷ đồng. Sở dĩ có sự điều chỉnh giảm này do lợi nhuận khác giảm tới 448 tỷ đồng, từ mức 728 tỷ trước soát xét.

Do ở báo cáo soát xét, Vinalines không còn được ghi nhận khoản thu nhập khác do xử lý nợ qua DATC tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông là 449 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại báo cáo soát xét này, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh loạt vấn đề của Vinalines như việc ghi nhận tài sản cố định và công tác cổ phần hóa tại CTCP Cảng Hải Phòng, hay xác nhận công nợ và cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông.

Cụ thể, Biển Đông xử lý không nhất quán giữa các năm đối với số chênh lệch giữa số tiền công ty nhận nợ với DATC so với giá trị khoản nợ gốc và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày chuyển đổi chủ nợ. Nếu Biển Đông áp dụng nhất quán theo quy định, thì chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá lại tài sản sẽ giảm xuống và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ tăng lên một khoản 2.105 tỷ đồng. Đồng thời, Thu nhập khác sẽ tăng lên số tiền 444 tỷ đồng.

Kiểm toán cũng lưu ý, báo cáo tài chính một số công ty con của Vinalines gồm Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông, CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang, Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao, CTCP Vinalines Nha Trang có các sự kiện cho thấy sự tồn tài của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục như lỗ lũy kế lớn, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn... nhưng báo cáo tài chính của các công ty này vẫn được lập dựa trên giả định hoạt động liên tục để hợp nhất vào báo cáo tài chính hợp nhất của Vinalines.

Trong khi đó, Ban Tổng giám đốc Vinalines cho rằng, với việc các đơn vị đang trong quá trình quyết liệt tái cơ cấu các khoản nợ vay, đồng thời thị trường vận tải biển đang có những chuyển biến hết sức tích cực trong kỳ cũng như các năm tiếp theo thì giả định hoạt động liên tục là phù hợp.

Xem thêm

Vinalines sẽ thoái vốn 13 đơn vị thành viên

Vinalines sẽ thoái vốn 13 đơn vị thành viên

Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, trong năm 2020, Công ty mẹ - Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp thành viên trực thuộc.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...