Lợi nhuận quý 1/2024 tăng gấp đôi cùng kỳ, Chứng khoán Bảo Việt vẫn đặt mục tiêu kinh doanh cả năm đi lùi

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực trong quý 1/2024, Chứng khoán Bảo Việt vẫn đặt mục tiêu kinh doanh năm 2024 tương đối thận trọng với lợi nhuận sau thuế đạt 181 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ…

Lợi nhuận quý 1/2024 tăng gấp đôi so với cùng kỳ, Chứng khoán Bảo Việt vẫn thận trọng đặt mục tiêu kinh doanh cả năm đi lùi
Lợi nhuận quý 1/2024 tăng gấp đôi so với cùng kỳ, Chứng khoán Bảo Việt vẫn thận trọng đặt mục tiêu kinh doanh cả năm đi lùi

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (mã chứng khoán: BVS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khá tích cực.

Cụ thể, trong kỳ kinh doanh đầu tiên của năm 2024, tổng doanh thu hoạt động của Chứng khoán Bảo Việt đạt 235,6 tỷ đồng, tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 75,1% so với cùng kỳ, đạt mức 45,6 tỷ đồng. Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đạt hơn 20,9 tỷ đồng, tăng 16,9% so với quý 1/2023. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt cũng tăng 71,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 75,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 91,1 tỷ đồng, tăng 96,8%. Ngược lại, doanh thu từ nghiệp vụ lưu ký chứng khoán giảm 45,4%, xuống còn 1 tỷ đồng. Tương tự, doanh thu hoạt động tư vấn tài chính cũng giảm 33,4% so với cùng kỳ quý 1/2023, đạt 471,6 triệu đồng.

Trong kỳ, Chứng khoán Bảo Việt ghi nhận chi phí hoạt động gần đạt 100,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng gần gấp đôi, lên mức 81,4 tỷ đồng. Chi phí nghiệp vụ lưu ký chứng khoán đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 34,3% so với quý 1/2023.

Kết quả, Chứng khoán Bảo Việt báo lãi trước thuế quý 1/2024 hơn 66,6 tỷ đồng và lãi sau thuế 54,7 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Chứng khoán Bảo Việt đạt hơn 6.721 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn chiếm 6.378 tỷ đồng, còn lại 342,7 tỷ đồng là tài sản dài hạn. Tổng số nợ phải trả là 4.330 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 4.294 tỷ đồng, nợ dài hạn chiếm 35,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 1/2024 đạt 2.390 tỷ đồng, tăng 3,3% so với thời điểm đầu năm.

Tính đến cuối tháng 3/2024, doanh thu cho vay margin đạt 3.110 tỷ đồng và ứng trước tiền bán chứng khoán đạt 745,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,8% và 48,7% so với số đầu năm.

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ, Chứng khoán Bảo Việt vẫn đặt mục tiêu kinh doanh năm 2024 tương đối thận trọng. Theo đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 sắp tới, Chứng khoán Bảo Việt sẽ trình cổ đông mục tiêu kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt 877 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 181 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,3% và 7,5% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán trong năm 2024, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng thị trường sẽ có thêm sự hỗ trợ từ dòng vốn nội trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp. Qua đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng tích cực và hồi phục mạnh trong năm 2024.

Bên cạnh đó, hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, giúp rút ngắn thời gian giao dịch, và các cơ quan quản lý đang thúc đẩy quá trình nâng hạng là cơ sở để kỳ vọng hút thêm dòng tiền ngoại vào thị trường Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong năm 2024. Cụ thể, rủi ro lạm phát vòng 2 còn hiện hữu có thể khiến Ngân hàng Trung ương các nước lớn duy trì lãi suất cao lâu hơn kỳ vọng. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng không còn dư thừa như năm 2023, dòng tiền từ tín dụng sẽ lựa chọn kênh sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, năm nay cũng là năm đáo hạn của nhiều trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

Dựa trên những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, Chứng khoán Bảo Việt đưa ra 3 kịch bản cho chỉ số VN-Index tại thời điểm cuối năm 2024:

Kịch bản tích cực nhất, chỉ số VN-Index dao động trong khoảng 1.400 – 1.450 điểm, thanh khoản thị trường đạt 20.000 tỷ đồng, tăng 13% so với bình quân năm ngoái.

Ở kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index dự kiến dao động trong khoảng 1.300 – 1.350 điểm, thanh khoản thị trường đạt 17.600 tỷ đồng, tương đương với bình quân năm 2023.

Tại kịch bản tiêu cực, chỉ số VN-Index dự kiến dao động trong khoảng 1.100 - 1.150 điểm, thanh khoản thị trường đạt 15.000 tỷ đồng, giảm 15% so với bình quân năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2024-04-19-luc-141655-3917.png
Thị giá cổ phiếu BVS trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 19/4, cổ phiếu BVS đang giao dịch quanh mức 32.900 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty chứng khoán này trên thị trường đạt khoảng 2.375 tỷ đồng.

Xem thêm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

VN-Index trải qua một phiên điều chỉnh tiêu cực với các nhịp giảm điểm gối đầu, sau đó lao dốc mạnh về cuối phiên. Do vậy, nhiều khả năng thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át trạng thái giao dịch của các nhà đầu tư…

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...