Luật Đất đai (sửa đổi): Không để biến đầu tư thành đầu cơ đất đai

Mới đây, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)...
luật đất đai
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2023 là sự kiện chính trị pháp lý quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao việc tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, nhà khoa học, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân rất thiết thực, cụ thể, có nhiều ý kiến rất tâm huyết, sâu sắc, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) để trình cấp có thẩm quyền.

8 nội dung cần chú ý

Thực tế, quản lý đất đai là vấn đề hết sức rộng lớn, quan trọng, bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao...

Quá trình lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng góp phần đánh giá năng lực của cơ quan hành pháp, lập pháp và hệ thống chính trị trong việc thể chế hoá những chủ trương về lĩnh vực này.

Theo Phó Thủ tướng, có 8 nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đóng góp ý kiến không chỉ có sự tâm huyết, trí tuệ, chuyên sâu mà còn thể hiện tinh thần dân chủ, tập thể.

Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học, nhà quản lý tiếp tục góp ý trực tiếp vào những điều, chương trong dự thảo Luật mà chưa thể chế hoá đầy đủ, khoa học, chặt chẽ, khả thi theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW; bảo đảm ngôn ngữ diễn đạt có tính đại chúng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung vào một số nội dung.

Thứ nhất, là tính hiệu quả của các cơ chế kiểm soát, phân bổ, sử dụng đất đai được thiết kế trong dự thảo Luật Đất đai, cũng như khả năng giải quyết mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch quốc gia, liên ngành khác nhằm tạo ra những công cụ quản lý tốt hơn, không chồng chéo.

Thứ hai, là tính khả thi của các quy định về kinh tế đất đai, tài chính đất đai, định giá đất đai theo cơ chế thị trường.

Thứ ba, là cơ chế thu hồi đất, hỗ trợ, đền bù, tái định cư đã bảo đảm người dân có điều kiện sống, sinh kế tốt hơn sau tái định cư, được hưởng lợi từ các dự án trên cơ sở đánh giá toàn diện, đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội, chuyển dịch lao động, mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân.

Thứ tư, là chính sách chuyển, nhượng quyền thuê đất nhằm bảo đảm sự ổn định về tài chính, đưa nguồn lực đất đai vào phát triển, không tạo ra lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ.

Bên cạnh đó là những vấn đề về phân cấp, phân quyền, cơ chế kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai.

Ngăn tham nhũng chính sách, làm giàu cá nhân

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay.

Bàn về vấn đề này GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đánh giá, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này được chuẩn bị công phu trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013, bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 18-NQ/TW,

Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ trực tiếp đến đời sống người dân.

Bên cạnh đó, GS.TS Phan Trung Lý kiến nghị cần rà soát kỹ hơn để các quy định của Luật Đất đai lần này thực sự phù hợp với quy định của Hiến pháp, cụ thể hóa để thực hiện hiệu quả Điều 54 của Hiến pháp 2013 "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước". Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất để bảo đảm phát huy giá trị của đất đai, phục vụ cho lợi ích quốc gia và phát triển đất nước.

Điều đó cũng có nghĩa là phải có các quy định chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng pháp luật, khắc phục tình trạng khai thác giá trị đất đai phục vụ lợi ích riêng, lợi ích nhóm, ngăn chặn hiện tượng tham nhũng chính sách, lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân.

Ngoài ra, GS.TS Phan Trung Lý cũng đề nghị, dự thảo luật lần này làm rõ hơn địa vị pháp lý của chủ sở hữu đất đai, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu...

Không để biến "đầu tư" thành "đầu cơ" đất đai

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, một trong những mục tiêu đặt ra khi sửa đổi Luật Đất đai năm 2023 đó là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; thương mại hóa quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản, nâng cao năng lực của người sử dụng đất và hiệu quả trong đầu tư, khai thác và sử dụng đất.

luật đất đai
Không thể biến "đầu tư" thành đầu cơ. Ảnh minh họa

Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), có một số điểm mới, nổi bật về quyền của người sử dụng đất, đặc biệt đối với người thuê đất trả tiền hàng năm.

Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Thị Nga cho biết, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các quyền lần đầu tiên được quy định như quyền bán, cho thuê, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất.

Theo đó, cho phép thực hiện quyền bán, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế "quyền thuê trong hợp đồng thuê đất" và bên nhận "quyền thuê trong hợp đồng thuê đất" được tiếp tục sử dụng đất đã được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm.

Điều này nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy các nhà đầu tư lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phù hợp với quan điểm của Nghị quyết số 18-NQ/TW mà không phá vỡ một trong những nguyên tắc chi phối đến việc xác lập các quyền cho người sử dụng phụ thuộc vào nghĩa vụ tài chính mà họ thực hiện.

Dự thảo quy định "cởi trói" như vậy là rất cần thiết để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, là mong đợi của doanh nghiệp và người dân sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, nhưng đại biểu cũng cảnh báo, nếu không có các quy định chặt chẽ và điều kiện đi kèm về quản lý nhà nước và giám sát của nhân dân thì sẽ dẫn tình trạng đầu cơ đất, mua bán, chuyển nhượng để kiếm lời, trở thành hoạt động "đầu cơ" đất đai hơn là "đầu tư" sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ để thúc đẩy sự phát triển.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...