Lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện tại ngưỡng 1.230 và đẩy VN-Index hồi phục trở lại

Phiên giảm điểm hôm nay thanh khoản không quá lớn, nhưng không thể loại bỏ trường hợp VN-Index tiếp tục quán tính giảm xuống vùng 1.210 – 1.220. Trong trường hợp tích cực, lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện tại ngưỡng 1.230 và đẩy chỉ số hồi phục trở lại...

Lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện tại ngưỡng 1.230 và đẩy VN-Index hồi phục trở lại

Chứng khoán ngày 23/7, sau phiên giảm điểm hôm qua, thị trường hôm nay tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch trong sắc đỏ với lực bán tăng mạnh từ cuối phiên chiều khiến cho VN-Index kết phiên -22,83 điểm (-1,82%) tại mốc 1.231,81 điểm. HNX-Index kết phiên tại 234,6 điểm (-3,78 điểm, tương ứng -1,59%).

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 278 cổ phiếu giảm giá, 62 cổ phiếu tăng giá, 28 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 125 cổ phiếu giảm giá, và cùng 44 cổ phiếu tham chiếu cũng như tăng giá.

Thanh khoản trên cả 2 sàn giảm so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -20,5% tại HOSE và -35,2% tại HNX. Khối ngoại phiên hôm nay bán ròng với -127,471 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã DGC (-129 tỷ), TCH (-30,7 tỷ), DXG (-24,8 tỷ) và tiếp tục chuỗi bán ròng mã VHM (-27 tỷ)...ở chiều ngược lại, mua ròng VNM (+99,5 tỷ), VCB (+40,5 tỷ)...

Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -32,855 tỷ đồng, tập trung tại các mã LAS (-17,9 tỷ), IDC (-10,8 tỷ) và DTD (-8,6 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với MBS (+10,7 tỷ), PVS (+5 tỷ), TNG (+4,8 tỷ)...

Nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho điểm số của thị trường hôm nay là công nghệ thông tin với trụ FPT (+1,13%), ITD tăng kịch biên độ (+6,81%)...

Ngoài nhóm công nghệ thông tin, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như ô tô và phụ tùng, tiêu biểu với HTL (+5,76%), SRC (+5,81%), CSM (+1,74%)... Nhóm ngành y tế cũng giao dịch trong sắc xanh với nhiều mã như DHG (+0,27%), JVC (+0,58%), SPM (+0,89%)...

Tạo áp lực lớn nhất tới sự giảm mạnh của chỉ số phiên hôm nay là cổ phiếu tài chính khi nhiều mã giảm sâu gồm ngành ngân hàng như MBB (-5,2%), VPB (-2,1%), BID (-3,6%)...chứng khoán với SSI (-2,3%), BVS (-6,8%), FTS (-4,8%), BSI (-6,9%)...bảo hiểm với BVH (-2,8%), MIG (-4,4%)...

Một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành hoá chất với DGC (-4,91%), CSV giảm kịch biên độ (-7%)... nhóm ngành cao su giao dịch kém tích cực với GVR (-6,56%), DPR (-2,84%), PHR (-1,74%)... Nhóm cổ phiếu ngành du lịch và giải trí có một phiên giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là SKG (-4%), HVN giảm kịch biên độ (-6,98%), SCS (-3,12%)...

Hạn chế việc bắt đáy

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Cơn sóng gió điều chỉnh tiếp tục càn quét thị trường trong phiên hôm nay trong bối cảnh lực cầu tỏ ra thờ ơ còn phía nguồn cung bắt đầu thiếu kiên nhẫn.

Sóng gió chỉ thực sự nổi lên sau 30 phút phiên chiều, lực cầu không đủ kiên nhẫn quyết định đẩy giá xuống. Tốc độ trượt giá cổ phiếu không quá nhanh, số cổ phiếu giảm sàn cũng không quá lớn song lực cầu vẫn ngoảnh mặt, chưa thực sự nhập cuộc là nguyên nhân khiến thị trường không thể hồi phục.

Giảm sâu, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày cộng với khối lượng ở mức cao (+4,8% so với mức trung bình 20 phiên) cho thấy tín hiệu tiêu cực vẫn đang rất mạnh. Khả năng cao VN-Index sẽ test ngưỡng 1.219 điểm trong các phiên tới.

Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng, hạn chế việc bắt đáy và kiên quyết căn bán những mã cổ phiếu đã vi phạm ngưỡng quản trị rủi ro.

Dừng mua, tạm thời nắm giữ

Chứng khoán Asean

Thị trường tiếp tục quán tính giảm điểm sau diễn biến giằng co quanh mốc điểm trong phiên sáng. Áp lực cung một lần nữa gia tăng khi nhóm ngân hàng là nhóm cổ phiếu giữ nhịp trong tuần trước cũng bắt đầu chuyển biến tiêu cực.

Tín hiệu bán chéo là có, khi hàng loạt cổ phiếu thuộc các nhóm tích cực trong phiên hôm nay như công nghệ, vận tải biển cũng chịu diễn biến tiêu cực vào cuối phiên.

Áp lực cung không quá lớn nhưng phía cầu không đủ khiến thị trường chính thức mất đi trendline tăng kể từ cuối 2023. Do đó, nhà đầu tư nên dừng mua, tạm thời nắm giữ, chú ý vùng quản trị rủi ro là ngưỡng 1.220 điểm.

Kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu xác nhận đảo chiều xu hướng từ thị trường

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Áp lực bán gia tăng cuối phiên khiến VN-Index trượt điểm mạnh và lực cầu chưa có sự tham gia cho thấy dòng tiền còn đang chủ động đứng ngoài theo dõi, trong bối cảnh thị trường chưa có tín hiệu ổn định trở lại.

Với diễn biến hiện tại, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm tỷ trọng đối với những mã yếu vẫn còn trong tài khoản. Đồng thời, hạn chế giải ngân mua mới và kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu xác nhận đảo chiều xu hướng từ thị trường.

Cầu bắt đáy đẩy chỉ số hồi phục

Chứng khoán BIDV (BSC)

Phiên giảm điểm hôm nay thanh khoản không quá lớn, nhưng không thể loại bỏ trường hợp VN-Index tiếp tục quán tính giảm xuống vùng 1.210 – 1.220. Trong trường hợp tích cực, lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện tại ngưỡng 1.230 và đẩy chỉ số hồi phục trở lại.

Một vài phiên hồi phục trong tuần có thể xảy

Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

Giảm điểm mạnh kèm thanh khoản tăng mạnh trong cuối phiên đặc biệt là sau 14h – thường là giờ giao dịch của tổ chức, nhóm nhà đầu tư lớn... phần nào đang làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường và tạo ra hiện tượng bán tháo vào cuối phiên.

Trên đồ thị ngày, phiên giảm điểm ngày 23/7 đã khiến RSI tiệm cận ngưỡng quá bán (dưới 30). Vì vậy, một vài phiên hồi phục trong tuần có thể xảy ra nhưng nếu VN-Index không thể giữ vững được ngưỡng 1.230 điểm thì các kịch bản tiêu cực sẽ chính thức xuất hiện và thị trường có thể tìm đến những vùng giá thấp hơn.

VN-Index phục hồi lại vùng giá 1.250 điểm

Chứng khoán SHS

Ngắn hạn VN-Index xu hướng trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index không giữ được vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.250 điểm, chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.200 điểm - 1.220 điểm tương ứng vùng giá trung bình 200 phiên cũng như vùng giá cao nhất năm 2018, đây cũng là vùng giá trung bình trong 5 năm qua của VN-Index. Kỳ vọng với áp lực bán hạ nhiệt, áp lực giải chấp giảm thì VN-Index vẫn sẽ phục hồi lại vùng giá 1.250 điểm.

Xu hướng trung hạn VN-Index cũng trở nên kém tích cực khi không giữ được đường xu hướng giá kéo dài từ tháng 11/2023 đến nay, cũng như không giữ được vùng giá cân bằng 1.245 điểm -1.255 điểm của kênh giá 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm - 1.320 điểm.

Qua đó VN-Index xu hướng trung hạn chuyển sang tích lũy trong vùng 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.245 điểm - 1.255 điểm, với 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.245 điểm - 1.255 điểm là vùng giá cao nhất năm 2023. Điểm cân bằng là vùng giá quanh 1.220 điểm tương ứng vùng giá thấp nhất tháng 3/2024.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận khi danh sách bị cáo bao gồm từ những cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho đến các “doanh nhân ảo” bị cáo buộc tham gia vào hành vi góp vốn khống tại công ty FLC Faros…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...