Madam Hà Thu Thanh: Hãy nhớ robot là trí tuệ thông minh do con người tạo ra

Ngồi trò chuyện với Thương Gia trong một buổi sáng bận rộn về vai trò của doanh nhân trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bà Hà Thu Thanh – người “đàn bà thép” của ngành kiểm toán đã mang đến một góc
Madam Hà Thu Thanh: Hãy nhớ robot là trí tuệ thông minh do con người tạo ra

Mà từ đó, giá trị của giới doanh nhân, trên cương vị người đứng đầu DN, cũng được định nghĩa theo một khía cạnh hoàn toàn mới.

Hãy tiếp cận CMCN 4.0 theo một góc độ khác

Cuộc CMCN đã lan toả và thể hiện rất rõ sức ảnh hưởng đối với sự phát triển của một DN. Theo đánh giá của bà, bản chất của cuộc cách mạnh này là gì?

Cuộc cách mạng lần thứ 4 mà chúng ta đang nói đến là cuộc cách mạng về công nghệ mà cụ thể là trí tuệ thông minh. Nói chính xác hơn nữa vào thời điểm này, chính là quá trình mà trí tuệ thông minh sẽ thay thế trí tuệ không thông minh.

Trí tuệ nhân tạo được tạo ra với những “bộ óc điện tử” là những con robot. Thời 4.0 là thời của con robot, thời cùa những “bộ óc nhân tạo” ưu việt do chính con người tạo nên.

Nhưng hãy nhớ, chúng ta chính là người tạo ra những bộ óc đó. Mục đích cuối cùng là tạo ra những trí tuệ thông minh để thay thế những công việc không cần đến trí tuệ.

Hãy tiếp cận cuộc cách mạng này từ góc nhìn như vậy. Đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác mà ở đó, chúng ta không đánh giá sưc lao động của con người trong cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt như thế này.

Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách thức con người lao động, hiệu suất và năng suất lao động cho đến mối quan hệ trong lao động. Mối quan hệ lao động sẽ không còn chỉ là sự kết nối giữa con người với con người mà còn là sự tương tác của con người với máy móc”.

Nếu tiếp cận cuộc cách mạng này theo góc nhìn đó thì doanh nhân cần gì và DN cần làm gì, thưa bà?

Nếu nhìn cuộc CMCN theo hướng đó thì doanh nhân hãy đặt ra câu hỏi và tự trả lời câu hỏi: “DN của mình đang nằm ở đâu trong chuỗi giá trị của một trí tuệ nhân tạo?”.

Tôi lấy đơn cử trong ngành dệt may – ngành nghề mà trí tuệ thông minh sẽ tạo nên bước ngoặt rất lớn. Bây giờ, chỉ một cánh tay robot có thể trong 01 phút làm ra được 100 cái áo. Còn trước đây, một người công nhân, trong 10 phút chỉ có thể tạo ra 5 cái áo.

Tính một cách cơ học thôi, chúng ta sẽ thấy, trí tuệ thông minh hoàn toàn thay thế được sức lao động của 50 con người mà vẫn tạo ra sản phẩm với tỷ lệ chính xác cao mà không bị ảnh hướng hay chi phối bởi các yếu tố như cảm xúc, sức khoẻ hay tâm lý… từ một “cơ thể sống”.

Nhưng những “cơ thể” không cảm xúc sẽ không thể kết nối với nhau và giá trị của con người trong cuộc CMCN này chính là nằm ở giữa những con robot với vai trò kết nối và tương tác.

Và khi đó, giá trị của người lao động không nằm ở hiệu suất, ở những sản phẩm cụ thể mà nằm ở vai trò kết nối những con robot đó nhờ cảm xúc và tư duy. Và hãy chắc chắn với tôi rằng, chỉ có con người mới làm được điều đó.

Học kỹ năng để vận hành, học tư duy để kết nối

Như bà nói, nếu con người là trung tâm kết nối thì cách thức làm việc và bản chất lao động sẽ hoàn toàn thay đổi?

Sự tương tác mà tôi vừa nói ở trên sẽ tạo ra những thay đổi bắt buộc trong bộ kỹ năng mềm của con người. Thay vì chú ý đến kỹ thuật thì người lao động phải chú ý vào kỹ năng; thay vì học kiến thức, người lao động phải chú ý đến tư duy. Chỉ có tư duy mới có thể kết nối và xử lý được những cơ thể người máy đó.

Và mỗi một con người cần thay đổi và hoàn thiện kỹ năng để tương tác hiệu quả hơn. Họ sẽ làm việc theo tư duy và kỹ năng để tăng năng suất làm việc. Đó chính là giá trị của người lao động trong cuộc CMCN 4.0 này.

Vậy chủ lãnh đạo DN, nhân tố được quan tâm nhất trong DN, vị trí của họ ở đâu trong mối quan hệ giữa người lao động và máy móc?

Người lao động phải thay đổi tư duy, kỹ năng thì chủ DN cũng phải thay đổi mà thậm chí, họ phải là những con người thay đổi đầu tiên.

Và lại quay lại câu chuyện của chủ DN. Rất nhiều người nói rằng, CMCN 4.0 sẽ tạo áp lực cho DN nhỏ và vừa Việt Nam nhưng tôi luôn cho rằng, kinh doanh hiện nay không còn là thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” mà là thời kỳ của “con cá bơi nhanh sẽ nuốt con cá bơi chậm hơn”.

Thách thức của các DN vừa và nhỏ trong thời kỳ 4.0 là sự lệch chuẩn và sự đảo lộn các giá trị. Câu chuyện phát triển của DN nằm ở tốc độ phát triển nhanh hay chậm.

Trong thời kỳ 4.0, sự dịch chuyển lao động không còn ở trạng thái hữu hình mà chuyển sang vô hình. Người lao động có thể chỉ ngồi một chỗ và làm việc cho nhiều hơn một tổ chức.

Vai trò của lãnh đạo cấp trung và cấp sẽ phải thay đổi. Người chủ DN phải quản lý lao động bằng khẩu hiệu, thay đổi tư duy quản lý từ tập trung sang cụ thể. Bạn phải lãnh đạo chính bạn và trợ giúp người lao động tự quản lý chính mình. Thậm chí, khung quản lý lãnh đạo cũng buộc phải thay đổi thì mới có thể phát huy hiệu quả.

Người chủ DN phải quản lý lao động bằng khẩu hiệu, thay đổi tư duy quản lý từ tập trung sang cụ thể. Bạn phải lãnh đạo chính bạn và trợ giúp người lao động tự quản lý chính mình”.

Một câu hỏi cuối cùng để chốt lại vấn đề, giá trị thực sự mà nhà lãnh đạo cần phải mang lại cho DN trong thời kỳ cách mạng công nghiêp 4.0 là gì?

Công nghệ 4.0 cũng như bánh xe hích đằng sau mỗi người. Nhờ sợi xích đó, sẽ có người bật cao bật xa hơn nhưng cũng có người bị đánh bật ra ngoài vòng tròn hoặc bị bánh xe trườn qua.

Giá trị của nhà lãnh đạo sẽ phải nằm ở khả năng tư duy, tầm nhìn. Có rất nhiều câu chuyện về mô hình quản trị gắn với nhà lãnh đạo mà hai yếu tố trên là hai yếu tố quyết định.

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo với DN không phải điều viển vông, xa xôi mà là cách chủ DN dẫn dắt đội quân của mình tiến bước thế nào trong 5 năm, 10 năm nữa.

Trong tương lai gần và xa đó, bạn sẽ là ai trong DN, để nhân viên có thể trao gửi, cống hiến và xây dựng niềm tin.

Thời kỳ 4.0 đòi hỏi mỗi người phải thực sự nỗ lực để thay đổi tư duy lao động bởi sẽ có rất nhiều hình thái công việc mới được tạo ra. Nhưng những công việc mới đó sẽ chỉ con người có thể đáp ứng được và cần những bộ kỹ năng mà người máy không bao giờ có thể thực hiện được.

Một thống kê chỉ ra rằng, đến năm 2025, 60% – 70% lượng công việc sẽ biến mất, có thể sẽ mất đi hoặc được chuyển sang một hình thái mới nhưng chúng ta bây giờ chưa thể biết trước. Tôi muốn lấy thống kê này để nhấn mạnh một điều, không ai biết trước được tương lai nhưng doanh nhân sẽ là những người biết rõ nhất DN mình cần gì và sẽ phải làm gì để đón đầu cuộc CM 4.0 này trong chính lĩnh vực kinh doanh của mình.

Cảm ơn bà về những chia sẻ này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...