Một số giải pháp để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

Theo ông Trần Hoài Anh – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng): Phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị để nâng cao chất lượng tăng trưởng đô thị và kết nối liên vùng.

Hệ thống đô thị của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Báo Xây dựng tổ chức Hội thảo: “Động lực Phát triển kinh tế Việt Nam 2023”. Trong đó có nhiều vấn đề được nhắc đến, nhưng đang chú ý là đô thịhoá.

Theo Theo ông Trần Hoài Anh, những thập niên vừa qua, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã thúc đẩy đô thị hóa nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Với chính sách đổi mới, hội nhập cùng sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đất nước, hệ thống đô thị của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người dân đô thị từng bước được cải thiện.

đô thị
Hội thảo: “Động lực Phát triển kinh tế Việt Nam 2023”

Thực tế ở nước ta, khu vực đô thị đã và đang là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm cũng là nơi tập trung nhiều đô thị lớn. Chỉ tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã đóng góp khoảng 50% tổng thu ngân sách cả nước.

Tuy nhiên, ông Trần Hoài Anh cũng cho rằng đô thị hóa đôi khi không thực sự đồng nghĩa với tăng trưởng đô thị.

Bài học từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trong bối cảnh đô thị hóa là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đô thị cũng như tăng trưởng vùng. Nó góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng sống của người dân.

Thời gian qua, ngành Xây dựng đã tập trung quan tâm đến công tác quản lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật theo đúng quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước và đã đạt được những kết quả nhất định.

Về mặt thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, đầu tư xây dựng và khai thác quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được chú ý, hoàn thiện phù hợp giai đoạn phát triển.

Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm, thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Công tác đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật đã được các cấp từ Trung ương đến chính quyền đô thị quan tâm.

Về hạ tầng giao thông đô thị, mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, cầu, các cảng hàng không được đầu tư, nâng cấp, cải tạo. Về hạ tầng cấp nước, Chính phủ, chính quyền các địa phương rất quan tâm vấn đề này trong các giai đoạn phát triển.

Về hạ tầng thoát nước và xử lý chất thải đô thị, với xu thế phát triển đô thị tăng trưởng xanh và mô hình nền kinh tế tuần hoàn, hệ thống hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn được các địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư cải tạo và xây dựng mới nhưng việc triển khai còn chậm.

Một số giải pháp để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

Tuy nhiên, theo ông Trần Hoài Anh, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn những hạn chế.

Về tổng thể, năng lực hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và các hoạt động kinh tế đô thị. Đặc biệt đối với hạ tầng giao thông, thu gom và xử lý chất thải rắn, thoát nước và xử lý nước thải. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu tính đồng bộ,…

Trước những yêu cầu từ thực tiễn quản lý phát triển đô thị nói chung và hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng, tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị.

đô thị
ông Trần Hoài Anh – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị, ông Trần Hoài Anh cho biết Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Về hoàn thiện chính sách, pháp luật, Bộ Xây dựng đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước; Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm đô thị.

Thời gian tới cần rà soát các định hướng, chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng, xác định các chỉ tiêu phù hợp với thực trạng và tiềm năng phát triển. Hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá xây dựng liên quan đến lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, Bộ xây dựng cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị…

Về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng cần xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có lộ trình phù hợp.

Tiếp đó là tập trung ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cần có nguồn lực đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, vận hành hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm và cấp bách. Trong đó, ưu tiên đầu tư tăng cường năng lực của hệ thống hạ tầng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đầu tư khép kín các đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức chở lớn và bến, bãi đỗ xe tại các đô thị. Tăng cường khai thác sử dụng hệ thống không gian ngầm, công trình ngầm đô thị và không gian đa chức năng của đô thị.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực tiếp cận và khai thác thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất cần áp dụng công nghệ số và mô hình quản lý thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...