Mỹ chính thức phát triển hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa siêu âm

Công ty L3Harris và Northrop Grumman được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) Bộ Quốc phòng Mỹ lựa chọn để chế tạo nguyên mẫu vệ tinh cảm biến có khả năng theo dõi tên lửa siêu thanh và đạn đạo.

Thiết kế vệ tinh và cảm biến của công ty L3Harris và Northrop Grumman được MDA lựa chọn trong một cuộc đấu thầu có bốn đối thủ cạnh tranh.

Tháng 10/2019, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) đã ký với các công ty Northrop Grumman, Raytheon, Leidos và L3Harris mỗi hợp đồng trị giá 20 triệu USD để thiết kế cảm biến không gian cho chương trình, mang tên gọi là Hệ thống Cảm biến Vũ trụ phát hiện, theo dõi tên lửa siêu âm và đạn đạo (HBTSS).

Hệ thống cảm biến hồng ngoại vệ tinh theo dõi tên lửa siêu âm và tên lửa đạn đạo của Northrop Grumman

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã ký cho L3Harris hợp đồng trị giá 121 triệu USD ngày 14/1 và Northrop Grumman một hợp đồng trị giá 155 triệu USD ngày 22/1.

Cảm biến vũ trụ theo dõi tên lửa siêu âm và tên lửa đạn đạo sẽ được triển khai trên quỹ đạo thấp của Trái đất để kiểm tra thử nghiệm khả năng theo dõi tên lửa siêu âm và tên lửa đạn đạo trong giai đoạn phóng lên trên độ cao hành trình.

Hệ thống này được gọi là cảm biến trường nhìn tầm trung, có khả năng tập hợp dữ liệu mục tiêu cần thiết để "điều khiển hỏa lực", có thể sử dụng một vũ khí đánh chặn để bắn hạ tên lửa đối phương.

Hai doanh nghiệp quân sự giành được hợp đồng phải cung cấp các nguyên mẫu vệ tinh vào tháng 7/2023. Các vệ tinh HBTSS là một phần của mạng lưới phát hiện, cảnh báo sớm tên lửa có quy mô lớn, trong đó có những vệ tinh theo dõi tên lửa trường nhìn rộng mà Cơ quan Phát triển Không gian của Lầu Năm Góc sẽ mua.

L3Harris và SpaceX hiện đang chế tạo bốn vệ tinh cho Lớp theo dõi mục tiêu của Cơ quan Phát triển Không gian Lầu Năm Góc.

Hệ thống Cảm biến không gian theo dõi tên lửa siêu âm và đạn đạo cùng với các chương trình Lớp theo dõi Mục tiêu là thành phần của hệ thống mà Lực lượng Không gian Mỹ gọi là kiến ​​trúc của các vệ tinh ở quỹ đạo thấp và cao, cung cấp "quan sát hồng ngoại liên tục trên không" nhằm mục đích cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa, phát hiện vị trí tọa độ của một tên lửa đang bay đến, cung cấp dữ liệu tọa độ mục tiêu tới hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống sẽ phóng một tên lửa đánh chặn bắn hạ mục tiêu.

Cả Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan Phát triển Không gian chính phủ Mỹ dự kiến ​​sẽ mua thêm hàng trăm vệ tinh để có thể quan sát toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...