Mỹ khuyến nghị tạm dừng tiêm chủng vắc xin Johnson & Johnson

Các quan chức y tế liên bang kêu gọi ngừng sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 của Johnson & Johnson trong khi họ điều tra một số trường hợp rối loạn đông máu.
Mỹ khuyến nghị tạm dừng tiêm chủng vắc xin Johnson & Johnson

Việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Johnson & Johnson đã tạm ngừng đột ngột trên khắp nước Mỹ vào 13/4 sau khi các cơ quan y tế liên bang đưa ra thông báo. 

Quyết định này được đưa ra sau khi các nhà chức trách phát hiện có 6 phụ nữ từ độ tuổi 18-48 mắc phải triệu chứng rối loạn đông máu nghiêm trọng, đều phát bệnh trong vòng 1 đến 3 tuần sau khi tiêm chủng. Một phụ nữ ở Virginia đã tử vong, và một người khác ở Nebraska đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Tiến sĩ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, và Tiến sĩ Anne Schuchat, Phó giám đốc chính. của CDC, cho biết trong một tuyên bố chung: “ Hiện tại, các triệu chứng này vẫn còn là rất hiếm, nhưng chúng tôi vẫn khuyến nghị tạm dừng sử dụng vắc xin để thận trọng.”

Cho đến nay, đã có hơn 7 triệu người ở Hoa Kỳ đã tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 Johnson & Johnson, và 10 triệu liều khác đã được chuyển đến các tiểu bang, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Bên ngoài Hoa Kỳ, Johnson & Johnson cho biết họ cũng sẽ trì hoãn việc triển khai vắc xin của mình ở châu Âu, nơi một số quốc gia đã sẵn sàng để bắt đầu sử dụng trong tuần này. Nam Phi cũng đã đình chỉ việc sử dụng vắc xin Johnson & Johnson. Úc tuyên bố sẽ không mua bất kỳ liều lượng nào.

Phản ứng từ phía các quốc gia đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa các chuyên gia y tế công cộng về việc “liệu quá cẩn trọng như vậy trước một chứng rối loạn hiếm gặp có đáng không?” Tại Mỹ, nhiều cuộc hẹn tiêm vắc xin đã bị hủy bỏ ngay lập tức khiến một số quan chức y tế lo ngại rằng sự do dự từ chính phủ và những tin đồn, thuyết âm mưu tràn lan trên mạng sẽ khiến người dân cảm thấy e ngại trước việc tiêm chủng - và đặt họ vào nhiều rủi ro hơn. 

Rachael Piltch-Loeb, một chuyên gia về truyền thông rủi ro sức khỏe tại Đại học NYU nhận xét: “Đó là một thách thức vô cùng, nhưng nếu bỏ qua nó sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Nếu công chúng nghi ngờ rằng chính phủ đang che giấu những tác dụng phụ tiềm ẩn nghiêm trọng, thì chắc chắn họ sẽ quyết định không tiêm vắc xin nào nữa.”

Tiến sĩ Janet Woodcock, quyền ủy viên của FDA cho biết tại một cuộc họp báo rằng việc tạm dừng có thể chỉ kéo dài "vài ngày", mặc dù điều đó còn phụ thuộc vào "những gì chuyên gia tìm hiểu được trong vài ngày tới." 

Các nhà khoa học, FDA và CDC sẽ cùng nhau kiểm tra các mối liên hệ giữa vắc xin và chứng rối loạn đông máu này. Sau đó, họ sẽ xác định xem liệu có nên tiếp tục cho phép sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp hay sửa đổi việc cấp phép, có thể bằng cách giới hạn vắc xin cho một số nhóm dân số nhất định. Một cuộc họp khẩn cấp của ủy ban tư vấn vắc xin bên ngoài của CDC đã được lên lịch vào 14/4. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…