Quan chức Trung Quốc thừa nhận vắc xin Covid-19 của nước này không có hiệu quả cao

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, Gao Fu, thừa nhận rằng "vắc xin Trung Quốc không có tỷ lệ bảo vệ cao".
Quan chức Trung Quốc thừa nhận vắc xin Covid-19 của nước này không có hiệu quả cao

Trong một dịp hiếm hoi thừa nhận sự yếu kém của vắc xin ngừa Covid-19 Trung Quốc, quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của nước này - ông Gao Fu cho biết hiệu quả của vắc xin còn thấp và chính phủ đang xem xét phương án kết hợp vắc xin để tăng cường kết quả.

Ông Gao chia sẻ: “Hiện các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn đang xem xét việc liệu chúng ta có nên sử dụng các loại vắc xin khác nhau, từ các dây chuyền kỹ thuật khác nhau, cho cùng quá trình tiêm chủng hay không”. 

Bản thân ông Gao Fu và chính phủ Trung Quốc trước đây đã đặt ra hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin “đối thủ” Pfizer-BioNTech được sản xuất bằng quy trình RNA thông tin thử nghiệm trước đây, hay còn gọi là mRNA. Nhưng một quan chức của CDC Trung Quốc đã tiết lộ rằng các nhà phát triển đang nghiên cứu vắc xin dựa trên mRNA. “Các vắc xin mRNA được phát triển ở Trung Quốc cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên chưa thể đưa ra cột mốc thời gian chính xác.” 

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, ông Gao Fu phát biểu trong một buổi hội nghị ở Thành Đô, Trung Quốc.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, ông Gao Fu phát biểu trong một buổi hội nghị ở Thành Đô, Trung Quốc.

Ngoài việc được sử dụng tại Trung Quốc, vắc xin do SinovacSinopharm sản xuất đã phân phối đến hàng chục quốc gia khác bao gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hungary, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Các nhà nghiên cứu ở Brazil phát hiện ra rằng hiệu quả của vắc xin Sinovac trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có triệu chứng chỉ được khoảng 50,4% - mức độ hiệu quả tối thiểu cho một loại vắc xin. Để so sánh, vắc xin Pfizer-BioNTech được xác nhận có hiệu quả lên tới 97%.

Các chuyên gia y tế cho biết vắc xin Trung Quốc khó có thể được bán cho Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản do quá trình phê duyệt phức tạp.

Một phát ngôn viên của Sinovac, Liu Peicheng cũng đã thừa nhận các mức độ hiệu quả khác nhau được tìm thấy trong nghiên cứu, nhưng nói rằng điều đó có thể do độ tuổi của người tham gia thử nghiệm, chủng virus hay các yếu tố khác.

Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận bất kỳ loại vắc xin nước ngoài nào để sử dụng tại nước này. 

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?