Mỹ nâng cấp tên lửa không đối đất cho trực thăng và UAV

Nhà sản xuất vũ khí số một của Lầu Năm Góc - Lockheed Martin Corp - đã nhận được khoản sửa đổi hợp đồng của Quân đội Mỹ có trị giá 134,7 triệu USD, để phát triển các hệ thống vũ khí tấn công mới nhất.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Lockheed Martin đã nhận được phụ lục có trị giá 134,707,194 USD cho hợp đồng trước đó về mua tên lửa không đối đất đa nhiệm (Joint-Air-to-Ground Missiles), còn được gọi tắt là  hoặc JAGM.

Hệ thống tên lửa JAGM được thiết kế để thay thế tên lửa không đối đất nổi tiếng Hellfire - vũ khí trang bị cho trực thăng tấn công AH-64 Apache.

JAGM là loại vũ khí dẫn đường chính xác, có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định, di động, các mục tiêu cơ động trên mặt đất và mặt nước. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn tìm kiếm mục tiêu đa kênh,  có thể dẫn đường chính xác và tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết, trong điều kiện mục tiêu được che khuất và có khả năng chống tác chiến điện tử cao.

Đầu đạn đa nhiệm của tên lửa có khả năng tiêu diệt nhiều loạt loại mục tiêu như xe tăng thiết giáp, xe bọc thép, xe cơ giới thông thường và tàu tuần biển. Các công trình đô thị và công sự phòng ngự được thiết kế vững chắc.

JAGM là một tên lửa không đối đất duy nhất có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau với uy lực sát thương rất mạnh, linh hoạt trong hoạt động và giảm đáng kể các chi phí hậu cần kỹ thuật.

JAGM sử dụng một hệ thống tìm kiếm và khóa mục tiêu đa kênh, cung cấp khả năng tấn công chính xác, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện khắc nghiệt của chiến trường, mục tiêu bị che khuất và có khả năng chống nhiễu tốt.

Đầu đạn đa năng của tên lửa có uy lực mạnh, độ chính xác cao, có khả năng tiêu diệt các xe thiết giáp, các công trình đô thị, bắn xuyên qua của sổ vào các mục tiêu trong khu dân cư đông đúc.

Đầu dẫn bán chủ động JAGM sử dụng dẫn đường laser (SAL) hoặc sóng vô tuyến (RF) ngắm bắn mục tiêu. Trắc thủ chuyển đổi chế độ dẫn đạn trong vòng vài giây khi tình huống chiến trường thay đổi. Laser hoặc xung vô tuyến dẫn đường có thể phát đi từ thiết bị ngắm – phóng trên máy bay hoặc trên mặt đất, cho phép các phương tiện bay có thể liên kết phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin với các lực lượng bộ binh, tăng thiết giáp trên chiến trường.

Tên lửa nâng cấp, cải tiến mới JAGM của trực thăng chiến đấu và UAV Mỹ. Ảnh Defence Blog

JAGM sử dụng động cơ đẩy, đầu đạn và hệ thống điều khiển của tên lửa HELLFIRE II Romeo (AGM-114R), được chứng minh rất thành công trong chiến đấu. Hệ thống tên lửa không đối đất JAGM tương thích với tất cả các máy bay cánh quay và máy bay chiến đấu đang sử dụng tên lửa HELLFIRE II.

Quân đội Mỹ dự kiến trang bị tên lửa JAGM cho các máy bay cánh quay và máy bay không người lái UCAV nhằm tiêu diệt binh lực địch trong các xe thiết giáp, xe cơ giới và cả những xe bán tải, xe ô tô thông thường, trong các tòa nhà chung cư lớn, các công sự, hầm ngầm, các phương tiện giao thông trên sông, biển. Thậm chí cả các nhóm chiến binh đi bộ cơ động trên những địa hình phức tạp như đồi núi ở Afghanistan. 

Thử nghiệm tên lửa JAGM chống mục tiêu mặt đất, xe bán tải của khủng bố. Video Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…