Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh tầm xa

Quân đội Mỹ có một vũ khí siêu thanh mới được thiết kế để bay với tốc độ gấp 17 lần tốc độ âm thanh (17 Mach). Theo tuyên bố của Quân đội Mỹ, vũ khí này có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách 1,725 miles (2.800 km).

Vũ khí mới được định danh là "Vũ khí siêu thanh tầm xa" (LRHW). Được trang bị loại vũ khí này, các lực lượng quân đội Mỹ có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu ở Nga và Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm năng. Các nhà bình luận quân sự Mỹ gọi đây là một biện pháp răn đe lý tưởng, ngăn chặn khả năng diễn ra chiến tranh.

Hệ thống tên lửa siêu thanh LRHW, dự kiến thử nghiệm năm 2023, là tổ hợp vũ khí cơ động gắn trên xe tải. Mỗi khẩu đội LRHW bao gồm một trung tâm chỉ hủy, điều khiển hỏa lực di động và bốn xe đặc chủng siêu trường, siêu trọng vận tải và phóng thẳng đứng (TEL). Mỗi xe TEL mang theo hai tên lửa LRHW trong ống phóng container.

Hệ thống tên lửa siêu thanh của quân đội Mỹ
Hệ thống tên lửa siêu thanh của quân đội Mỹ

Theo Breaking Defense, có khả năng LRHW của Lục quân có tầm bắn tương tự như Vũ khí tấn công nhanh thông thường của Hải quân. Cấu trúc thiết kế của cả hai loại vũ khí đều có nhiều thành phần giống nhau. Tháng 10/2020, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien cho biết Hải quân sẽ triển khai vũ khí siêu thanh mới trên tất cả 69 khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển của Mỹ.

Tầm bắn của LRHW sẽ là yếu tố đe dọa quan trọng trong thời chiến. Trên vùng nước Tây Thái Bình Dương, với tầm bắn 1725 miles, quân đội Mỹ có thể triển khai các khẩu đội tên lửa siêu thanh ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippine và các mục tiêu của Trung Quốc trên Biển Đông, các căn cứ trên đảo Hải Nam, hoặc thậm chí cả trong lục địa Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn.

Hệ thống tên lửa siêu thanh mới có thể kiểm soát một không gian chiến trường lên đến 800.000 km2. Nhưng cấu hình lớn khiến việc vận chuyển LRHW gặp nhiều khó khăn, cần phải có các sân bay gần vị trí triển khai để đưa vũ khí đến và vận chuyển đi, hệ thống vũ khí phải di chuyển theo những tuyến đường chắc chắn để tên lửa cơ động an toàn. Những vấn đề hạ tầng cơ sở khiến một vài quốc gia không thể triển khai vũ khí như Philippines.

Mặc dù Bắc Kinh thường không phải là mục tiêu của hệ thống tên lửa chiến thuật, nhưng ví dụ này minh họa cho thấy, Mỹ có thể sử dụng loại vũ khí này để răn đe, ngăn chặn Trung Quốc. Và thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh thực sự đằng sau vũ khí siêu thanh. Vũ khí siêu thanh LRHW cũng có thể đặt Nga vào một tình thế không an toàn hơn. Từ châu Âu - London - LRHW có thể tấn công các mục tiêu tầm xa phía đông như Mátxcơva.

Trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh mới, Nga và Trung Quốc có thể sẽ rơi vào trạng thái bị đe dọa. Cả hai quốc gia đều đã đưa vũ khí siêu thanh vào biên chế trang bị, nhưng các hệ thống mới được phát triển của Mỹ có thể vượt trội hơn.

Khi quân đội Mỹ liên kết phối hợp với các đồng minh ở châu Âu và châu Á, vũ khí siêu thanh của Mỹ có thể tấn công các mục tiêu trên đất Nga và Trung Quốc. Điều đó khiến Mỹ có lợi thế hơn trên chiến trường trong cuộc xung đột quy mô hạn chế trên chiến trường châu Âu và Biển Đông.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…