Mỹ - Trung "ăn miếng trả miếng" trên Tây Thái Bình Dương

Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Mỹ sau khi Lầu Năm Góc cho một máy bay do thám tầm cao xâm nhập khu vực diễn ra cuộc diễn tập bắn đạn thật của PLA trong vùng thao trường phía bắc biển Bột Hải.

Trung Quốc cũng gửi một cảnh báo cứng rắn khác, phóng hai tên lửa ‘sát thủ tàu sân bay’ xuống Biển Đông

Trung Quốc cáo buộc Mỹ đưa máy bay trinh sát U-2 bay vào khu vực biển, được Bắc Kinh tuyên bố là vùng cấm bay để tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật của của PLA ngày 25/5. Và coi đấy một động thái khiêu khích nguy hiểm cận kề biên giới biển của Trung Quốc.

Sự kiện này sẽ khiến căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi hành vi của máy bay U-2 là một hành động không an toàn, tạo thành một mối đe dọa nguy hiểm "can thiệp nghiêm trọng vào các hoạt động diễn tập bình thường" của các quốc gia.

Trong một tuyên bố đáp lại những cáo buộc, phản đối ngoại giao mạnh mẽ và công khai của Trung Quốc, quân đội Mỹ tuyên bố, chuyến bay của U-2 được thực hiện trên không phận quốc tế khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và “nằm trong các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận về quyền tự do bay trên không phận quốc tế.

Tuyên bố khẳng định: “Các máy bay của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương sẽ tiếp tục bay và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, vào thời điểm và tần suất mà chúng tôi lựa chọn. ”

Máy bay U-2 có thể bay ở độ cao hơn 70.000 feet – 21 km và thực hiện hiệu quả hoạt động trinh sát ở tầm xa. Việc đưa U-2 vào vùng diễn tập của Trung Quốc rõ ràng là một hành động mang tính cảnh báo cứng rắn của quân đội Mỹ đối với PLA

Trong tháng qua, quân đội Trung Quốc thực hiện các kế hoạch bất thường, tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự song song trên bốn vùng nước riêng biệt, đó là các cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông, biển Bột Hải, Hoàng Hải và Biển Đông.

Tức giận trước những hoạt động của Lầu Năm Góc, như nhiều chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng vũ khí hạt nhân, các cuộc diễn tập kéo dài trên Biển Đông của ba nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ trong tháng trước, Trung Quốc phóng hai tên lửa - trong đó có một tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" vào vùng nước Biển Đông sáng ngày 25/8, cảnh báo Mỹ về khả năng sẵn sàng khai hỏa khi có xung đột trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố rằng có lợi ích cốt lõi.

South China Morning Post cho biết, một tên lửa đạn đạo DF-26B đã được phóng từ vùng tây bắc tỉnh Thanh Hải. Tên lửa thứ hai là tên lửa đạn đạo DF-21D, phóng từ tỉnh Chiết Giang ở phía đông. Cả hai tên lửa đều nhằm vào khu vực giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung Quốc phóng hai tên lửa đạn đạo cảnh báo Mỹ trên biển Đông

DF-26 có tầm bắn 4.000km (2.485 dặm) và có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và các mục tiêu hải quân.

DF-21 có tầm bắn khoảng 1.800 km, theo thông tin từ phía Trung Quốc, loại tên lửa đạn đạo chống hạm tiên tiến nhất là DF-21D.

Thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa nhằm tăng cường khả năng 2A/AD của Trung Quốc trong việc ngăn chặn các lực lượng nước ngoài tiếp cận Biển Đông.

Nguồn tin cho biết: “Đây là phản ứng của Trung Quốc đối với những rủi ro tiềm tàng từ những máy bay chiến đấu và tàu quân sự của Mỹ, ngày càng hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Đông. Trung Quốc không muốn các nước láng giềng hiểu sai mục đích của Bắc Kinh”.

Trung Quốc phóng tên lửa "sát thủ tàu sân bay" đe dọa Mỹ trên Biển Đông

Đầu tháng 8/2020, PLA tiến hành các cuộc diễn tập gần Đài Loan "để bảo vệ chủ quyền quốc gia", trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar tới đảo quốc này.

Tháng 7, PLA tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên biển Hoa Đông, Biển Đông và Hoàng Hải, cùng trong tháng này, hai cụm tàu sân bay tấn công Mỹ tiến hành các cuộc diễn tập phòng không chiến thuật ở Biển Đông - các cuộc diễn tập mà Mỹ tuyên bố là “ủng hộ hải hành tự do và rộng mở trên Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương”.

Bên cạnh sự hiện diện thường xuyên của các tàu sân bay, quân đội Mỹ cũng đưa một số lượng kỷ lục máy bay và chiến hạm giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên các vùng nước nhạy cảm Tây Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…