Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh cao cấp Al-Qaeda ở Idlib của Syria

Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã xác nhận, ngày 20/9, một máy bay không người lái (UAV) Mỹ tấn công tiêu diệt Salim Abu-Ahmad - thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda - trong vùng Greater Idlib của Syria.

Thiếu tướng John Rigsbee, phát ngôn viên CENTCOM, trả lời phỏng vấn Military Times cho biết, Abu-Ahmad chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tài trợ và phê duyệt các cuộc tấn công trong vùng Trung Đông của al-Qaeda.

“Không có dấu hiệu nào về thương vong dân sự từ cuộc tấn công. Cuộc tấn công này là sự tiếp tục những hoạt động của Mỹ nhằm làm suy giảm các mạng lưới khủng bố quốc tế, tấn công các thủ lĩnh khủng bố đang tìm cách tấn công Mỹ cũng như các lợi ích của Mỹ và các đồng minh nước ngoài ” - Military Times dẫn lời tướng Rigsbee cho biết, trong bản tin ngày 1/10.

Thủ lĩnh cấp cao al-Qaeda Salim Abu-Ahmad, bị UAV Mỹ tiêu diệt ở Idlib.

Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh cao cấp Al-Qaeda ở Idlib của Syria ảnh 3

Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh cao cấp Al-Qaeda ở Idlib của Syria ảnh 4

UAV tiến hành cuộc tấn công vào một chiếc ô tô trên tuyến đường phụ giữa thành phố Idlib và thị trấn Binnish. Abu-Ahmad bị tiêu diệt và thiệt mạng trong xe.

Đây là cuộc tấn công bằng UAV đầu tiên của Mỹ trên địa phận Greater Idlib của Syria kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức ngày 20/1.

Năm 2021, các UAV của Mỹ tiến hành nhiều cuộc tấn công, tiêu diệt một số thủ lĩnh cấp cao al-Qaeda tại Idlib.

Abu-Ahmad không phải là thành viên của tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS, al-Qaeda Syria), lực lượng khủng bố đang thống trị trên thực tế Greater Idlib.

Các thủ lĩnh của nhóm khủng bố, trong đó có Abu Mohamad al-Julani khét tiếng hiện nằm danh sách bị truy nã gắt gao nhất, nhưng chưa từng bị không quân Mỹ tấn công.

Các nhà bình luận quân sự và truyền thông đối lập Syria khẳng định, Mỹ chủ yếu tấn công tiêu diệt các đối thủ chính của HTS trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda, đang hoạt động ở Greater Idlib. Đó là những tay súng thánh chiến nổi tiếng của nhóm Đảng Hồi giáo Turkestan hoặc nhóm Kavkaz, liên minh chặt chẽ với HTS chưa bao giờ là mục tiêu của quân đội Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...