Năm 2018, công nhân sẽ được mua nhà giá 100 triệu/căn

Năm 2018, sẽ có một vạn căn nhà giá từ 100-150 triệu đồng/căn cho người lao động tại các khu công nghiêp - khu chế xuất.
Năm 2018, công nhân sẽ được mua nhà giá 100 triệu/căn

Đó là thông tin được ĐBQH Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công bố bên hành lang Quốc hội chiều 8-6 khi nói về đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp – khu chế xuất” vừa được Thủ tướng phê duyệt.

. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 65, phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN-KCX)”, cụ thể xây dựng nhà ở, trường học, dịch vu y tế …, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với công nhân?

+ Ông Bùi Văn Cường: Dù có nhiều sự quan tâm đến đời sống công nhân, tuy nhiên đời sống của công nhân tại các KCN-KCX còn nhiều khó khăn. Tổng liên đoàn LĐVN đã đề xuất xây dựng đề án xây dựng thiết chế công đoàn phục vụ công nhân, người lao động tại KCN, KCX đã được Thủ tướng phê duyệt bằng quyết định 655 ngày 12-5-2017. Thiết chế này gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị công đoàn… cũng như tư vấn pháp luật, hoạt động chăm sóc y tế và các hoạt động khác theo nhu cầu công nhân lao động.

Mục tiêu tới 2020 sẽ xây dựng 50 thiết chế tại 50 KCN-KCX trên cả nước, và năm 2030 phủ sóng thiết chế trên tất cả các KCN-KCX. Thiết chế này nhằm phục vụ công nhân, là sự chăm lo tổ chức công đoàn với người lao động, cũng là nơi tổ chức công đoàn thu hút người lao động đến với tổ chức công đoàn, khi phê chuẩn công ước lao động và công đoàn của ILO (Tổ chức lao động Quốc tế), thực hiện các FTA mới.

Cạnh đó, thiết chế cũng góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của công nhân tại địa phương bằng những việc làm cụ thể. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, thu hút đầu tư, giúp nông dân không nhảy việc, giảm ùn tắc giao thông khi lượng lớn công nhân tan ca, vào làm. Đặc biệt, nếu được thiết lập, thiết chế sẽ đáp ứng 2-10% những nhu cầu tối thiểu về nhà ở, nhà trẻ, mua sắm các vận dụng thiết yếu, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, các hoạt động văn hoá thể thao… là những vấn đề mà công nhân rất bức xúc.

.Trên cơ sở nào thiết chế đưa ra chính sách xây dựng nhà ở giá 100 triệu/căn cho người lao động?

+ Ông Bùi Văn Cường: Chúng tôi tính toán toàn bộ phần hạ tầng, siêu thị, nhà ở, thiết chế sân bay, nơi sinh hoạt văn hoá thể thao… đầu tư bằng kinh phí công đoàn; hạ tầng công viên cây xanh tiền từ tổ chức công đoàn. Còn xây dựng sẽ có 2 dạng: nhà để bán, gồm 2 loại trả tiền ngay hoặc trả góp trong 10 năm.

Chúng tôi tính toán mỗi cặp vợ chồng mỗi tháng tiết kiệm 1,8 - 2 triệu thì 5-7 năm sẽ mua được nhà ở diện tích 30m2. Đây là chương trình, dự án không có lợi nhuận, nên đã tính toán xin cơ chế: Nhà nước và địa phương cấp đất không thu tiền, địa phương hỗ trợ hạ tầng giao thông, điện nước đến chân công trình. Còn trong công trình đó thì lấy hoàn thiện từ tiết kiệm của hệ thống, và phần tiết giảm chi phí chúng tôi đã làm việc với Vicem, Viglacera… để giảm giá tối đa.

Thiết kế thì có 1 mẫu chung dành cho tất cả các nơi, trừ móng do địa chất mỗi nơi khác nhau; chính sách của Nhà nước là không thu thuế của các công ty xây dựng… Ước tính đơn giá 4-5 triệu đồng/1m2. Căn ở tầng cao 3-3,5 triệu đồng/1m2. Ví dụ: 1 căn hộ 30 m2 gồm phòng khách, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh… sẽ có giá từ 100 -150 triệu đồng.

Năm 2018, công nhân sẽ được mua nhà giá 100 triệu/căn ảnh 1

ĐBQH Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 

. Người lao động nào được quyền mua những căn hộ này?

+ Ông Bùi Văn Cường: Chúng tôi đã xây dựng quy chế, quy chuẩn đối tượng được mua: phải là đoàn viên đang có khó khăn về nhà ở, đang làm việc tại các KCN- KCX. Phải làm chặt chẽ để tránh đầu cơ. Ví dụ, mua nhưng không có nhu cầu ở trong 5 năm dầu phải bán lại cho Ban quản lý chứ không được bán trao tay. Chúng tôi cũng làm việc với hệ thống Ngân hàng cho vay ưu đãi trong 10 năm.

. Lộ trình xây dựng thí điểm các thiết chế này như thế nào? KCN-KCX nào sẽ làm trước? Bao giờ người lao động mới được sở hữu những căn hộ 100 triệu đồng này?

+ Ông Bùi Văn Cường: Từ nay tới 2018 sẽ xây dựng 10 thiết chế đầu tiên tại Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang. Từ 2019 trở đi sẽ xây tiếp 40 thiết chế nữa. Hiện chúng tôi đã là việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam để thống nhất cơ chế đặc thù hỗ trợ, công việc của địa phương, Tổng liên đoàn… để đẩy nhanh tiến độ vì nhu cầu rất lớn của công nhân lao động.

Tới 2018 sẽ có 10 khu thiết chế, khoảng tháng 6 sang năm sẽ có khu thiết chế đầu tiên tại Hà Nam với hơn 1.000 căn, tại khu công nghiệp Đồng Văn.

. Ở Bình Dương đã xuất hiện nhà giá rẻ cho công nhân, các ông có rút kinh nghiệm gì từ đây không? Việc xây dựng các thiết chế này bước đầu có khó khăn gì không?

+ Ông Bùi Văn Cường: Chúng tôi đã đi vào Bình Dương, nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm để xây dựng sau sẽ tốt hơn. Ví dụ Bình Dương chỉ xây nhà các thiết chế phục vụ, công viên cây xanh ít… Còn chúng tôi làm tổng thể: công viên cây xanh và khi công nhân về sẽ thấy đó là nơi đáng sống, chứ không phải là nhà lắp ghép đơn thuần.

Về khó khăn, có chút vướng là phải nguồn vốn có hạn. Tiền của cả tổ chức công đoàn tiết kiệm trong 5 năm có khảng 3.500 tỉ đồng cho đề án này, nguồn thứ 2 là xã hội hoá và thứ 3 là vay ngân hàng. Chúng tôi đã ban hành Nghị quyết để tiết kiệm 10% trong chi hành chính, chi phong trào… và hiện đang thự hiện.

Hiện cơ chế chính sách NĐ 100 về nhà ở xã hội đã có, tuy nhiên đây là nhà ở cho công nhân nên cần quan tâm và có chính sách ưu đãi hơn. Ví dụ thủ tục hành chính cần rút gọn, triển khai nhanh, cấp đất sạch ở địa phương. Nhu cầu thì có nhưng địa phương cũng có nơi ngân sách giải toả đền bù… cũng có nơi không đơn giản. Ví dụ Hà Nội, TP.HCM nhu cầu lớn, công nhân lao động rất đông nhưng thu hồi đất không dễ. Hiện chúng tôi đang cùng địa phương giải quyết vấn đề này.

Theo Trọng Phú/Pháp luật HCM

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…