Năm 2018 mục tiêu tín dụng tăng 17%, xem xét giảm lãi suất

Ngày 8/1, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo về tình hình điều hành chính sách tiền tệ năm 2017, đảm bảo thanh khoản trong dịp Tết Nguyên Đán 2018 sắp tới.
Năm 2018 mục tiêu tín dụng tăng 17%, xem xét giảm lãi suất

Năm 2017, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao nhất trong 10 năm và cao hơn mục tiêu 6,7%).

Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 16%, sát với chỉ tiêu định hướng đề ra khoảng 16 - 18% từ đầu năm.

Để ổn định và giảm mặt bằng lãi suất thị trường, từ ngày 10/7/2017, NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó các TCTD đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần của NHNN (thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm).

Một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên được giảm lãi suất xuống 8%/năm; triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm.

Cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ tăng trưởng rất tích cực. Còn các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán thì tín dụng được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại.

Cụ thể, đến cuối tháng 11/2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 14,03% so với cuối năm 2016; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 22,13%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,53%; dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 22%...

Về nhiệm vụ trong năm 2018, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2018 là 17%. Bên cạnh đó, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến trên thị trường để có điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế.

Tín dụng sẽ vẫn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, điều hành theo hướng kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý để góp phần thực hiệm mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng cường, nâng cao chất lượng tín dụng.

Về chính sách điều hành lãi suất, bà Hồng cho biết đây vẫn là một trong những trọng tâm trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2018. Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá, các doanh nghiệp  phản hồi mức lãi suất năm 2017 là phù hợp và  mong muốn giảm tiếp. Trong thời gian tới, khi điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, vấn đề này sẽ được thực hiện. NHNN đã có chủ trương các ngân hàng thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Thời điểm và mức giảm ra sao, có thể biết ngay sau cuộc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 của ngành NH diễn ra ngày 9/1. 

NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp tình hình thị trường, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; ổn định thị trường ngoại tệ, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối khi thị trường thuận lợi; tiếp tục thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.

Ngành ngân hàng tiếp tục đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020; phát triển công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán, nâng cao hiệu quả và tính an toàn hệ thống thanh toán của ngân hàng Việt Nam...

 >> Năm 2017, tín dụng tăng 18% giúp BIDV lãi trước thuế kỷ lục hơn 8.800 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...