Ngân hàng Nhà nước nói về quan hệ "cộng sinh" giữa bất động sản và ngân hàng

Sáng nay (8/2), tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước đã diễn ra hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, với Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp bất động sản top đầu cả nước...

Cuộc họp sáng hôm nay là cuộc họp rất quan trọng với doanh nghiệp cũng như toàn thị trường bất động sản, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, dòng vốn bị tắc nghẽn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lĩnh vực bất động sản là một trong những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Thị trường bất động sản có sự liên thông với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành ngân hàng. 

"Thị trường bất động sản và hệ thống ngân động lẫn nhau. Nguồn vốn tín dụng cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng, tài trợ cho cả bên cung và bên cầu của thị trường. Trái lại, những diễn biến trên thị trường bất động sản, sự tăng trưởng, phát triển hay suy giảm, đóng băng của bất động sản sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và an toàn của tổ chức tín dụng" ông Tú giải thích và nhấn mạnh: "Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị này nhằm lắng nghe các đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho thị trường bất động sản, làm rõ nguyên nhân vì sao doanh nghiệp kêu khó tiếp cận tín dụng ngân hàng".

thị trường bất động sản
Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Số liệu tại hội nghị cho biết, tính đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng gần 24,3% so với cuối năm 2021. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.

Trong đó, kinh doanh bất động sản tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%. Còn theo phân khúc dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%.

Được biết, chiều ngày 6/2, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức cuộc họp trù bị nội bộ để nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, …

Đây là họp nội bộ, nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sắp tới.

Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 vừa qua của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thủ tướng xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp, và yêu cầu Tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong tháng 2.

Đồng thời, tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo… Thủ tướng cho rằng khó khăn là có, nhưng chúng ta không bó tay trước khó khăn, chọn điểm đột phá để thực hiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…