IMF: “Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc”

Theo nhận xét từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn để khắc phục các vấn đề bất động sản…
bất động sản

Thị trường bất động sản vốn đóng góp cho khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi Bắc Kinh tạo áp lực lên các nhà phát triển BĐS vào năm 2020, thị trường này đã gây ra lực cản đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia tỷ dân. 

Trong vài tháng qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế về tài chính cho lĩnh vực này. 

Đưa ra nhận xét về các diễn biến mới này, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của IMF Thomas Helbling cho biết: “Các biện pháp chính sách gần đây của các nhà chức trách Trung Quốc được hoan nghênh, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, cần có thêm nhiều hành động hơn nữa để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản”. 

“Nếu nhìn vào các biện pháp, phần lớn trong số đó giải quyết các vấn đề tài chính cho các nhà phát triển vẫn có tình trạng tài chính tương đối tốt. Nhưng nỗi lo của các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính lại chưa được đề cập tới. Ngoài ra, một lượng lớn nhà ở chưa hoàn thành nói chung vẫn chưa được giải quyết,” ông Thomas Helbling lưu ý. 

Ông Thomas Helbling kêu gọi các biện pháp bổ sung để giải quyết lượng lớn căn hộ chưa hoàn thành. “Nếu không có sự hỗ trợ, lĩnh vực này sẽ tiếp tục sụt giảm, đồng thời hạn chế các hộ gia đình tiếp cận với lĩnh vực bất động sản, gây ràng buộc về tiền mặt và tiền tiết kiệm của họ, điều này sẽ là trở ngại cho sự phục hồi kinh tế rộng lớn hơn”.

Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết trong việc hỗ trợ các nhà phát triển hoàn thành việc xây dựng những căn hộ đã có người mua. Tuy nhiên, diện tích sàn được bán ở Trung Quốc đã giảm gần 27% trong năm ngoái, trong khi đầu tư bất động sản giảm 10%, theo số liệu quốc gia. 

Ông Thomas Helbling đã từ chối đưa ra khung thời gian cụ thể mà các nhà chức trách cần hành động trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn và nói rằng: “Họ cần giải quyết các rủi ro càng sớm thì càng tốt.”

Trung Quốc phản bác

Về phía mình, các quan chức Bắc Kinh lại không đồng tình với đánh giá của IMF. Họ khẳng định thị trường bất động sản của Trung Quốc nhìn chung hoạt động trơn tru và không ở trong tình trạng khủng hoảng.

Đại diện ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết: “Các rủi ro liên quan là cục bộ và chỉ ảnh hưởng đến các công ty riêng lẻ. Tác động của chúng đối với kinh tế vĩ mô là tương đối nhỏ”. 

Phía Trung Quốc cũng cho biết thêm, sắp tới họ sẽ làm việc để đảm bảo bàn giao các căn hộ đã hoàn thiện và sáp nhập các nhà phát triển.

Ở một diễn biến khác, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc như Country Garden, Longfor và R&F Properties đã chứng kiến cổ phiếu của họ tăng gần gấp đôi hoặc hơn trong 60 ngày giao dịch vừa qua, theo Wind Information. Trong khi giao dịch cổ phiếu của những “gã khổng lồ” một thời như Evergrande, Shimao và Sunac vẫn bị tạm dừng kể từ tháng 3/2022.

Trong báo cáo của IMF cũng chỉ ra rằng, một phần đáng kể đầu tư vào trái phiếu của các nhà phát triển BĐS Trung Quốc đã bị ảnh hưởng. “Tính đến tháng 11/2022, các nhà phát triển BĐS đã vỡ nợ hoặc có khả năng vỡ nợ (với giá trái phiếu trung bình dưới 40% mệnh giá) chiếm 38% thị phần năm 2020 của các công ty có định giá trái phiếu sẵn có”.

Kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu

IMF vào đầu tuần này cũng đã nâng kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm do tăng trưởng tốt hơn mong đợi ở các nước lớn vào cuối năm ngoái.

Dự báo mới, ở mức 2,9% cho thế giới cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự đoán vào tháng 10 năm ngoái. Nhưng đó vẫn là một sự chậm lại so với mức tăng trưởng 3,4% vào năm 2022.

Đối với Trung Quốc, IMF dự báo tăng trưởng 5,2% trong năm nay, nhanh hơn tốc độ 3% vào năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…