Nghị định 86: Sửa 11 lần vẫn chưa xong, Bộ GTVT giải thích thế nào?

Bộ Giao thông vận tải đã trình Nghị định số 86/2014/NĐ-CP 11 lần và Chính phủ cũng đã chủ trì họp nhiều cuộc họp rà soát nhưng đến nay Nghị định vẫn chưa được ban hành.
Nghị định 86: Sửa 11 lần vẫn chưa xong, Bộ GTVT giải thích thế nào?

11 lần sửa đổi chưa xong

Bộ GTVT vừa có Công văn số 9744/BC-BGTVT, về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, 7, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn.

Theo đó, về việc sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (gọi tắt là taxi truyền thống), xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi (gọi tắt là taxi công nghệ) và xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải khách du lịch) sử dụng hợp đồng điện tử.

Việc sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa taxi truyền thống, taxi công nghệ và xe vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử đã được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đưa vào trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo Bộ GTVT, đây là một trong các Nghị định hết sức phức tạp và rất khó khăn trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, điều đó được thể hiện từ năm 2016 đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã trình 11 lần và Chính phủ cũng đã chủ trì họp nhiều cuộc họp rà soát nhưng đến nay Nghị định vẫn chưa được ban hành.

Việc sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa taxi truyền thống, taxi công nghệ và xe vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử đã được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đưa vào trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Sáu lý do của Bộ

Đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, có thể đánh giá một cách chung nhất như sau:

Thứ nhất, đây là Nghị định có sự ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, người dân và sự hội nhập tiến bộ khoa học theo xu thế phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Công văn số 9744/BC-BGTVT
Công văn số 9744/BC-BGTVT

Thứ hai, dự thảo Nghị định được xây dựng trong bối cảnh thực tiễn có nhiều thay đổi như việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để điều hành phương tiện, đặt xe, đặt vé, thanh toán bằng điện tử thông qua môi trường số,… và chủ yếu được áp dụng cho xe dưới 09 chỗ chở khách, bao gồm: xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống), xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (taxi công nghệ) và xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải khách du lịch) sử dụng hợp đồng điện tử. Do đó, việc kết nối giữa hành khách với xe chở khách được nhanh chóng thuận tiện, chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ vận tải được tốt lên rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, kèm theo đó là sự bùng nổ về số lượng phương tiện tham gia kinh doanh loại hình vận tải này dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa loại hình vận tải cũ như xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống) với xe ô tô sử dụng hợp đồng điện tử. Điều đó phần nào dẫn đến mất trật tự trong hoạt động vận tải, vì vậy quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải cần được sửa đổi bổ sung và sớm ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình vận tải này.

Thứ ba, dự thảo Nghị định được xây dựng trong bối cảnh thực tiễn hiện nay hiện tượng “xe dù, bến cóc” vẫn còn diễn biến phức tạp, điển hình như: xe xin cấp loại hình vận chuyển hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô nhưng khi đưa vào kinh doanh lại chạy như tuyến cố định dẫn đến việc xe bỏ bến ra ngoài, xe chạy theo dạng này gây nên mất trật tự vận tải và bất bình đẳng giữa xe hoạt động theo tuyến cố định với các xe trá hình.

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, số người chết do tai nạn giao thông, số vụ tai nạn năm sau có giảm hơn năm trước nhưng còn diễn biến phức tạp và số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao; doanh nghiệp kinh doanh vận tải và người lái xe còn có hiện tượng chưa chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải và pháp luật có liên quan, thậm chí là lách quy định để hoạt động; tình hình ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn còn diễn biến phức tạp, số lượng phương tiện ô tô cá nhân, ô tô kinh doanh vận tải trong mấy năm gần đây tăng khá nhanh, trong khi đó vận tải công cộng khối lượng lớn gần như chỉ có xe buýt, hạ tầng giao thông đô thị chưa được đầu tư một cách mạnh mẽ,… dẫn đến ùn tắc giao thông là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ năm, dự thảo Nghị định còn phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, theo đó rất nhiều nội dung quy định từ các thông tư mang tính chất chứa đựng điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đều phải đưa lên quy định tại Nghị định này; thực hiện cải cách hành chính, rà soát để cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết (mang tính thủ tục); đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ hơn đối với các vấn đề mang tính cấp thiết nhằm góp phần tạo sự công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh vận tải, góp phần giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Thứ sáu, Luật Giao thông đường bộ được xây dựng ban hành từ năm 2008 vì thế nhiều nội dung phát sinh trong thời gian gần đây chưa có quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008; trong khi đó dự thảo Nghị định khi nghiên cứu, xây dựng lại phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…