Người mua condotel ở Việt Nam đối mặt rủi ro gì?

Rủi ro chủ yếu đến từ việc vận hành condotel sau xây dựng, và trong trường hợp mức cam kết lợi nhuận cao hơn dòng tiền hoạt động kinh doanh thu về.
Người mua condotel ở Việt Nam đối mặt rủi ro gì?

Condotel là mô hình kết hợp căn hộ và khách sạn trong cùng một dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, mỗi căn hộ Condotel có nhà đầu tư, chủ sở hữu riêng. Điểm đặc biệt là mô hình Condotel cho phép người mua có thể dùng để ở cho gia đình trong kỳ nghỉ dưỡng, nhưng cũng có thể hợp tác với chủ đầu tư dự án để dùng condotel đó cho thuê lại nhằm kiếm lời như phòng khách sạn.

Mua condotel 3 tỷ, mỗi năm có thể kiếm lời 300 triệu?

Hiện trên thị trường bất động sản ở Việt Nam đang nở rộ các dự án Condotel ở các khu du lịch ven biển tại Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang... Và khi chào mời khách mua, hầu hết các chủ đầu tư đều đưa ra cam kết mức lợi nhuận/sinh lời rất hấp dẫn cho người mua. Chẳng hạn, chủ đầu tư cam kết thuê lại ngay căn hộ condotel đó và người mua sẽ hưởng lợi nhuận tối thiểu 10%/năm theo giá trị căn hộ trong 10 năm.

Như vậy, nếu căn condotel mua với giá khoảng 3 tỷ đồng thì người mua có thể kiếm được 300 triệu đồng/năm trong vòng 10 năm. Tức là với giá căn hộ khoảng 3 tỷ đồng thì chỉ sau 10 năm cho thuê, chủ căn hộ có thể thu hồi vốn mà vẫn giữ quyền sở hữu căn hộ condotel đó. Không những thế, tùy theo cam kết của mỗi dự án, hằng năm chủ sở hữu vẫn có thể sử dụng chính căn hộ đã mua đó để nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định mà không phải trả chi phí.

"Nhiều phân tích cho rằng, mô hình condotel phát triển ở Việt Nam đang trở thành một xu hướng đầu tư và tiềm năng sinh lời cao không chỉ với nhà đầu tư dự án mà còn cả với khách mua. Bởi vì một trong những động lực thúc đẩy các nhà đầu tư rót tiền vào các dự án condotel là thị trường du lịch Việt Nam gần đây tăng trưởng với tốc độ ấn tượng.

Trong 7 năm (2010 – 2016), lượng du khách quốc tế đã tăng trưởng gấp hai lần từ 5 triệu lên đến 10 triệu. Bên cạnh đó, lượt du khách nội địa cũng tăng đáng kể, từ 28 triệu đến 62 triệu lượt khách. Sự phát triển này được đánh giá là mang đến thời kì vàng cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là mô hình căn hộ khách sạn – condotel ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, khuynh hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn phát triển trong năm 2017. Bởi vì đầu tư vào phân khúc này ngoài việc đảm bảo được yếu tố bảo toàn được giá trị của tài sản, nhà đầu tư còn thu được một khoản lợi tức cố định hàng năm dao động từ 8-10%, cá biệt có dự án mức lợi tức còn lên tới 12% trong khi tất cả các kênh đầu tư như: căn hộ, đất nền nhà phố, vàng, chứng khoán, USD hoặc có tỷ suất sinh lời khá thấp, hoặc chứa đựng khá nhiều rủi ro.

Rủi ro chủ yếu đến từ việc vận hành

Liên quan đến condotel, ông Rudolf Hever, Giám đốc bộ phận Tư vấn Khách sạn của Savills Châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng nhắc đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không thể không nhắc đến sự bùng nổ của xu hướng đầu tư các dự án Ngôi nhà thứ hai (Second Home). Hiện tại, có khoảng 36 dự án Second Home cung cấp hơn 7.000 căn với mức giá từ trung đến cao cấp đang được vận hành tại Việt Nam. 

Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi một làn sóng lớn nguồn cung Second Home chủ yếu tập trung tại 6 địa điểm ven biển (Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hồ Tràm, Hạ Long và Quảng Nam) gồm hơn 17.000 căn được đưa vào thị trường trong vòng 3 năm tới.

Tuy nhiên, “số lương dự án hoàn thành vẫn còn rất khiêm tốn so với số lượng được chào bán trên thị trường”- ông Rudolf Hever đánh giá.

Ông Rudolf Hever còn cho rằng, condotel hiện đang là loại hình được ưa chuộng nhất trong các sản phẩm Second Home. Cụ thể, tính đến năm 2019, condotel sẽ chiếm 65% nguồn cung Second Home tại các thị trường ven biển chính. Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều dự án được công bố, với sự cạnh tranh mạnh mẽ về quy mô cũng như những khoản cam kết lợi nhuận hấp dẫn.  

Tuy nhiên, ông Rudolf Hever nhấn mạnh điểm cần lưu ý là phần “tel” (khách sạn) trong mô hình condotel. Trong hầu hết các trường hợp, rất ít các yếu tố quản lý vận hành như khách sạn được cân nhắc phát triển cho thành phần này. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì chủ đầu tư khó có thể đảm bảo phần lợi nhuận đã cam kết.

Theo vị đại diện này của Savills, “để tạo nguồn doanh thu chi trả cho cam kết, condotel phải được vận hành hoàn như như khách sạn và đạt kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng. Thế nhưng, hầu hết các dự án đều không được hoạch định kỹ cho yếu tố vận hành và chính việc cạnh tranh gay gắt trong phân khúc khiến các chủ đầu tư phải tăng cường quảng bá sản phẩm cũng như áp dụng chính sách cam kết lợi nhuận để thu hút người mua”.

Đặc biệt, theo Rudolf Hever, “các sản phẩm với chương trình cam kết này ngày càng trở nên rủi ro hơn cho người mua, do một số chủ đầu tư ít kinh nghiệm nhưng phát triển dự án với quy mô lớn mà không có nguồn ngân sách mạnh mẽ như vốn chủ sở hữu hoặc hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Các rủi ro này chủ yếu đến từ việc vận hành sau khi đã hoàn thiện xây dựng, và trong trường hợp mức cam kết lợi nhuận cao hơn dòng tiền hoạt động kinh doanh thu về. Khi đó, chủ đầu tư cần phải bổ sung thêm nguồn vốn để đảm bảo cam kết. Hiện tại, tỷ lệ cam kết lợi nhuận tại Việt Nam hiện đang khá cao, một số dự án lên đến 12% trong 8 năm”.

Theo VOV NEWS

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…