Nguyễn Huy Dương, CEO của SmallNET Technologies: “Nhỏ để tăng trưởng lớn mạnh”

Trải qua hơn 12 năm và phát triến, SmallNET đã có sự phát triển vượt bậc với 3 văn phòng tại Hà Nội, Nam Định, và TP HCM, phục vụ hơn 50 khách hàng lớn nhỏ, bao gồm cả các DN trong nước và nước ngoà
Nguyễn Huy Dương, CEO của SmallNET Technologies: “Nhỏ để tăng trưởng lớn mạnh”

 Đặc biệt, trong đó có rất nhiều khách hàng thân thiết đã sử dụng dịch vụ của SmallNET được hơn 10 năm. Nói về sự thành công ấy, ông Nguyễn Huy Dương, CEO của SmallNET Technologies chỉ đưa ra một triết lý đơn giản: “Nhỏ là vị thế có thể tăng trưởng lớn mạnh và phát triển lâu dài”.

Các công ty công nghệ thường được đặt những cái tên rất hấp dẫn, tại sao anh lại chọn cái tên SmallNet? Phải chăng đối tượng của SmallNet hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV)? Tại sao lại là các DNVVN chứ không phải là các đối tượng khác?

Đúng là khi thành lập công ty năm 2005 tôi đã cân nhắc nhiều trong việc chọn tên công ty là SmallNET Technologies – tên tiếng Việt đầy đủ là Công ty Công Nghệ Mạng Nhỏ. Thực ra cái tên này cũng được tôi gửi gắm rất nhiều ý nghĩa. Theo văn hóa phương đông vạn vật đều tuân theo chu kỳ sinh trưởng, luân hồi của tự nhiên và vũ trụ. Hết đêm đến ngày, cực thịnh ắt suy, nhỏ ắt lớn… do đó Nhỏ là vị thế có thể tăng trưởng lớn mạnh và phát triển lâu dài.

Ngoài ra, tất cả người sử dụng máy tính trên thế giới đều biết đến công ty Microsoft là công ty hàng đầu thế giới về phần mềm máy tính của tỷ phú Bill Gate. Và nếu dịch ra tiếng Việt thì Micro còn nhỏ hơn Small rất nhiều… Nhưng Microsoft đã trở thành một công ty công nghệ vĩ đại nhất thế giới, do đó tên gọi không phản ánh quy mô hay sự phát triển của doanh nghiệp.

Từ khi ra đời, mục tiêu của chúng tôi luôn hướng đến khách hàng là các DNVVN, các đối tượng này có nguồn lực tài chính dành cho công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa có nhân viên hay bộ phận IT chuyên trách, và chúng tôi sẽ giúp họ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin bài bản, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất, dễ dàng mở rộng và phát triển trong tương lai. Theo thống kê thì có đến 95% doanh nghiệp Việt Nam là DNVVN (từ 10 đến 300 nhân viên), đây thực sự là một thì thường khách hàng rộng lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn chinh phục.  

Tại các DNVVN, những vấn đề về tài chính và tầm nhìn chiến lược khiến vấn đề công nghệ, xây dựng hệ thống chưa được nhìn nhận và đầu tư một cách đúng đắn. Ông có nhận xét gì về vấn đề này? 

Đúng vậy! Chúng tôi đã tiếp xúc và tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau và thấy rằng ở rất nhiều doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin chưa được nhìn nhận và đầu tư đúng mức, chủ yếu do một số nguyên nhân như: Sự quan tâm, hiểu biết về ứng dụng công nghệ thông tin của chủ doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo công ty còn hạn chế, họ chưa hình dung hết hệ thống công nghệ thông tin có thể hỗ trợ hoặc làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp đến mức nào.   

Nhiều đơn vị mới chỉ sử dụng một vài ứng dụng cơ bản như soạn thảo văn bản, in ấn, e-mail… còn có rất nhiều các ứng dụng khác nâng cao được hiệu quả năng suất lao động ví dụ như các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý công việc, quản lý nhân sự chấm công, tính lương, hoăc cao hơn nữa là các phần mềm ERP, số hóa và quản lý toàn bộ quy trình Doanh nghiệp…

Nhưng sở dĩ vậy vì họ thiếu sự tư vấn cụ thể và chính xác về việc đầu tư xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp. Các doanh nghiệp nhỏ thường triển khai theo kiểu tự phát, hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, hoặc sử dụng nhân viên IT có trình độ hạn chế, chỉ đáp ứng các công việc cơ bản mà chưa có 1 đơn vị tư vấn hỗ trợ có kinh nghiệm, tin cậy để tư vấn tổng thể. Một phần quan trọng khác là họ cảm thấy chưa sẵn sàng về nguồn lực tài chính, nhân lực trong việc triển khai, quản trị hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công việc…

SmallNet đã làm thế nào để thay đổi được những vấn đề đó tại các DN. Các anh đã thuyết phục thế nào để khách hàng của mình thay đổi quan điểm về đầu tư vào hệ thống và công nghệ?

Với những khách hàng ấy, chúng tôi tư vấn để khách hàng nhận thấy được hệ thống công nghệ thông tin chuẩn hóa sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp của họ: Tiết kiệm thòi gian, tiết kiệm chi phí, bảo mật, an toàn dữ liệu và đáp ứng các nhu cầu ứng dụng hiện tại cũng như phát triển trong tương lai…

Thực tế những lợi ích này đều sẽ được thể hiện bằng các số liệu và dẫn chứng cụ thể để họ đưa ra sự so sánh dễ dàng nhất. Ví dụ khi hệ thống ổn định khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian do hệ thống hay trục trặc, hỏng hóc, hoặc khi đưa vào các hệ thống quản lý công việc, giám sát nhân viên, năng suất có thể tăng lên 30%, ví dụ khi sử dụng ứng dụng chia sẻ máy in, chi phí cho việc in ấn có thể giảm đến 20%...

Đặc biệt, chúng tôi sẽ chỉ ra cho họ về những thiệt hại có thể xảy ra khi bị rò rỉ, mất dữ liệu là các tài sản quý giá nếu không đầu tư đúng mức cho bảo mật dữ liệu và hệ thống. Đặc biệt, một việc quan trọng mà khách hàng cần thấy được, đó là việc đầu tư hệ thống không tốn kém như họ tưởng, nếu sử dụng các giải pháp phù hợp.

Được biết các khách hàng của SmallNet có cả các DN có yếu tố nước ngoài? Làm việc với các DN này có khác gì nhiều với DN trong nước?

SmallNET hiện đang cung cấp dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin cho một số doanh nghiệp đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Singapore, Nhật bản… Sự khác biệt lớn nhất là các doanh nghiệp nước ngoài thường có ý thức rất rõ trong việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả ngay từ đầu, họ luôn xác định đó không phải là chi phí mà là một khoàn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả và lợi nhuận lâu dài.

Chính vì thế việc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tổng thể thông tin thuê ngoài cũng luôn được được họ ưu tiên sử dụng vì chất lượng chuyên môn và tiết kiệm chi phí.

Nhưng sau thời gian dài làm việc với các doanh nghiệp, một tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước ý thức được vai trò của ưng dụng công nghệ thông tin để tăng năng xuất và hiệu quả công việc, hướng đến môi trường cạnh tranh ngày càng gia tang trong khu vực và toàn cầu hóa. Tất nhiên, với sự thay đổi này, chúng tôi cũng là người được “hưởng lợi” vì nhu cầu tăng lên.

Xin cảm ơn ông và chúc SmallNET ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…