Nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo báo cáo thị trường trái phiếu 2019 của SSI Reseach, trong năm 2019, các nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước đã mua 26.492 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên sơ cấp, tương đương 9,64% tổng lượng phát hành toàn thị trường.
Nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Giá trị đầu tư mà các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường TPDN thực tế sẽ lớn hơn do có một số trái phiếu được phát hành riêng lẻ sơ cấp sau đó được phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thứ cấp. Mặc dù tham gia ngày một nhiều, nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư.

Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường. Trong tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng thì có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết, chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin vì vậy còn tương đối hạn chế.

Nhà đầu tư nước ngoài đã mua tổng cộng 14.800 tỷ đồng, tương đương 5,4% tổng lượng trái phiếu phát hành 2019.

Chi phối thị trường vẫn là các nhà đầu tư tổ chức trong nước với tổng lượng mua là 219,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 80% lượng phát hành.

Các ngân hàng thương mại mua 25.500 tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu bất động sản; các công ty chứng khoán mua 38.600 tỷ đồng, tập trung vào trái phiếu do ngân hàng phát hành. Giá trị đầu tư TPDN thực tế của các ngân hàng thương mai và CTCK có thể lớn hơn do thông tin bên mua của những đợt phát hành riêng lẻ càng về cuối năm càng trở nên chung chung, chỉ còn ghi "tổ chức trong nước". Đối tượng "tổ chức trong nước" này đã mua tới 56% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành, tức trên 150.000 tỷ.

Trong năm qua,các ngân hàng thương mại vẫn là thành phần phát hành trái phiếu lớn nhất với 115.422 tỷ đồng, tương đương 41,2% tổng lượng TPDN phát hành 2019. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.531 tỷ đồng trái phiếu, đứng thứ 2 với tỷ trọng 38%. 

Tiếp sau là nhóm các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản với 13.200 tỷ đồng, chiếm 4,7%; các định chế tài chính phi ngân hàng mà chủ yếu là các CTCK phát hành 10.400 tỷ đồng, tương đương 3,8%; các doanh nghiệp phát triển hạ tầng chiếm 2,8%; còn lại là các doanh nghiệp khác.

Một số lô phát hành được bảo lãnh bởi tổ chức quốc tế là 1.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Ltd thuộc PIDG; các lô 2.318 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Cơ điện Lạnh (REE), 2.550 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 và 15 năm của CTCP Năng lượng Hồng Phong I được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc ADB). Các lô phát hành này có lãi suất dao động từ 6,4-7,5%/năm, thấp hơn hẳn mức lãi suất trung bình toàn thị trường là 8,8%/năm.

Ngoài ra, có tổng cộng 244.500 tỷ đồng TPDN được thu xếp phát hành thông qua trung gian là CTCK, tương đương 87,3% tổng lượng phát hành trong năm 2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...