Nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022

Trong khi một số hàng hóa nhập khẩu giảm do doanh nghiệp thiếu đơn hàng thì nhập khẩu xăng dầu lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022...

Bên cạnh việc thông tin việc nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh, Bộ Công Thương còn cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường chúng ta nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trong 2 tháng đầu năm nay.

Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2023 giảm theo xu hướng đơn hàng xuất khẩu giảm. So với tháng 1 thì tháng 2 kim ngạch nhập khẩu đã tăng hơn.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 2/2023 ước đạt 23,58 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 2,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,88 tỷ USD, tăng 2,3%. So với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2 giảm 6,7%. Khu vực kinh tế trong nước giảm 7,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6,4%.

Nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022
Nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022

Tính cả 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Khối doanh nghiệp trong nước ước đạt 15,2 tỷ USD, giảm 17,3%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 15,3%. Về nguyên nhân giảm được Bộ Công Thương lý giải do nhu cầu nguyên liệu của doanh nghiệp giảm trong bối cảnh thiếu vắng đơn hàng.

Vẫn theo thông tin từ Bộ Công thương, 2 tháng có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Có 15/19 mặt hàng nhập khẩu có giá giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phân bón giảm 22,6%, chất dẻo nguyên liệu giảm 17,7%, cao su giảm 8,7%, xơ, sợi dệt các loại giảm 16,1%...

Về cơ cấu, nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu sản xuất chiếm 88,4%, ước đạt 41,2 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử ước đạt 12,76 tỷ USD, giảm 8,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,53 tỷ USD, giảm 21,8%; vải các loại đạt 1,64 tỷ USD, giảm 30,3%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,39 tỷ USD, giảm 62%...

Trong khi một số mặt hàng giảm thì xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh về lượng (đạt 1,92 triệu tấn, tăng 43,1%) và về trị giá (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 56,3%). Nhập khẩu dầu thô tăng gấp 2,2 lần về lượng và 2,1 lần về trị giá; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cũng tăng mạnhvới 31,8%....

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa Bộ Công Thương thông tin, Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam trong tháng đầu năm 2023 với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ước đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19,3%; ASEAN ước đạt 29,7 tỷ USD, giảm 18,7%…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...