Nhiều công nghệ "quen mặt" được đề xuất vào danh mục công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN lần thứ 4

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định về việc ban hành Danh mục các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhiều công nghệ "quen mặt" được đề xuất vào danh mục công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN lần thứ 4

Danh mục đều gồm những cái tên quen thuộc, đã và đang tạo "sóng" trong lĩnh vực công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet vạn vật (IoT), Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn (Big Data and Data Analytics), Công nghệ chuỗi khối (Block chain), Điện toán đám mây (Cloud computing), Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing)...

Ngoài ra còn có nhiều lĩnh vực "mới" và có giá trị tích cực về mặt xã hội như Công nghệ tế bào gốc (Stem cells), Xúc tác sinh học (Biocatalysis), Công nghệ enzyme (Enzyme technology), Công nghệ tin sinh học (Bioinformatics), Chip sinh học và cảm biến sinh học (Biochip and biosensor), Y học cá thể hóa (Personalised medicine), Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô (Regenerative medicine and tissue engineering)...

Tiêu chí đề xuất được dựa trên các quan điểm sau đây: Là công nghệ mới, công nghệ cao được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng trong CMCN 4.0; là các công nghệ được các quốc gia phát triển, các quốc gia dẫn dắt CMCN 4.0 lựa chọn để có định hướng ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển; là các công nghệ có thể phát huy được lợi thế của đất nước, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.

Đồng thời, là các công nghệ có tiềm năng ứng dụng phù hợp với nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển; là các công nghệ góp phần hiện đại hóa, thông minh hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có; là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hoặc hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; có tính khả thi cao trong việc thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ hoặc sáng tạo được công nghệ; khả thi về nhân lực và tài lực đối với việc tiếp thu, chuyển giao và sáng tạo công nghệ.

Danh mục này cần phải một mặt phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng của công nghệ, đồng thời phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 và phù hợp với định hướng ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.

Xem thêm

HAI-2020: Cơ hội cho các startup về trí tuệ nhân tạo

HAI-2020: Cơ hội cho các startup về trí tuệ nhân tạo

Nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), TP. Hồ Chí Minh đã chính thức phát động Cuộc thi “Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo của TP. Hồ Chí Minh năm 2020” (HAI-2020).

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…