Những tấm ảnh nói cùng một câu chuyện

Sáng ngày 17/7, tàu chở hàng VTB 26 phát tín hiệu báo nạn trước khi đắm tại tọa độ 18°49'N 105°46'81E, thuộc khu vực đảo Hòn Ngư tỉnh Nghệ An. Một cuộc giải cứu được phát động trong nỗi lo còn tiếp di
Những tấm ảnh nói cùng một câu chuyện

Tàu mọt

Đến chiều ngày 17/7, các lực lượng chức năng đã vớt được 9 người của tàu VTB 26, nhưng trong đó 2 thuyền viên đã thiệt mạng. Còn lại 4 người có mặt trên tàu thời điểm tàu lật vẫn mất tích. Trước khi đắm con tàu trọng tải 5.200 tấn này đang chở 4.700 tấn than và neo tại Hòn Ngư là để tránh bão số 2. Nếu không gặp bão, con tàu sẽ trả hàng tại cảng Cửa Lò cách đó không xa.

Không có nhiều hình ảnh về tàu VTB 26. Mạng đăng kiểm Việt Nam cung cấp thông tin mù mờ về con tàu này. Theo đó, trước khi mang tên VTB 26, tàu đã lần lượt mang trên Dragon 26, rồi Maritime 09. Tàu được khởi đóng tháng 12 năm 2008 tại Nam Định, nhưng tới tháng 6/2013 mới chính thức vận hành. Có nghĩa, cho đến khi đắm, con tàu vẫn chưa vận hành được 5 năm.

Nhưng trong một tấm hình hiếm hoi xuất hiện tại web site của Công ty CP đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu, tàu VTC 26 – khi ấy vẫn mang tên Maritime 09 – xuất hiện với hình dạng cũ nát tới không ngờ. Phần sơn vỏ con tàu bong tróc, phai màu trầm trọng, thân tàu có nhiều đoạn rỉ sét nặng.

Không riêng VTC 26, mà Maritime 19 - một tàu khác cùng seri đóng mới với VTC 26 tại Nam Định, có cùng kích thước, trọng tải, trong cùng thời gian, bởi cùng một nhà máy đóng tàu, một chủ đầu tư, được giám sát và cấp đăng kiểm bởi một tổ chức - cũng trong tình trạng tương tự. Vận hành chưa đầy 5 năm, hình dạng bên ngoài con tàu đã như thế này (ảnh đi kèm).

Thảm trạng của tàu đóng trong nước, oái oăm, lại không phải chỉ có với hai con tàu trọng tải 5.200 tấn tự dưng được nhắc tới, từ một vụ tai nạn trong bão.

Gần nhất, có thể nhắc tới mấy chục chiếc tàu cá vỏ thép nằm bờ do chất lượng đóng mới quá kém. Có thể dễ dàng tìm được những thông tin tràn ngập trên các các báo về chất lượng đóng, các trang thiết bị đi kèm quá kém của 18 con tàu do hai nhà máy đóng tàu phía Bắc đóng cho ngư dân Bình Định.

Có thể nhắc tới “cái chết” khác của một con tàu trong seri hơn chục tàu vỏ thép được đóng mới tại Bình Định. Đó là tàu các vỏ thép số hiệu BĐ 99939TS của ngư dân Nguyễn Thư (SN 1963, trú tại Lâm Trúc 2, Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định).

Tàu cá BĐ 99939TS đã đắm chiều 6/11/2016, tại vị trí bên rìa một cơn áp thấp nhiệt đới, chứ không phải gặp bão, chỉ sau chưa đầy 2 tháng nhận bàn giao từ nhà máy đóng tàu. Chủ tàu Nguyễn Thư cho biết, thủy thủ đoàn đã vật lộn gần 10 tiếng đồng hồ để cứu tàu, nhưng không được. May mắn là không ngư dân nào thiệt mạng trong vụ đắm này, nhưng non 20 tỷ đồng tiền vay đóng tàu và mua ngư cụ, không rõ ông Thư sẽ trả như nào.

Điều ông Thư đau nhất, là con tàu đã bị “phá nước” vì những lỗi ngớ ngẩn, trong tình hình thời tiết không phải là quá sức chống đỡ. Sóng gió trong cơn áp thấp cấp 6 mà đã phá được nắp hầm chứa, lôi lưới ra ngoài để quấn vào chân vịt, và từ đó “dìm chết” con tàu mới 2 tháng tuổi. Những tàu tương tự tàu ông Thư đã nhìn thấy rõ nguy cơ chìm, nếu không may gặp bão.

Người giả

Thật ngạc nhiên, chỉ đến khi câu chuyện về những chiếc tàu cá bị ăn bớt, bị làm giả đến không còn khả năng vận hành lộ ra, dư luận mới ngạc nhiên, mới bàng hoàng, mới sốc… về kiểu đóng tàu trộm cắp của những cơ sở đóng tàu. Đó là sự ngạc nhiên, kèm phẫn nộ, khá muộn màng.

Vì thế này, từ hơn chục năm qua, có cả nghìn tàu biển, tàu sông do các nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ khắp cả nước đóng. Nhưng, dù mỗi con tàu đều được đăng kiểm công nhận chất lượng đủ điều kiện vận hành, sau đó là công nhận chất lượng sau mỗi lần lên đà tu sửa, bảo dưỡng, thì chất lượng vận hành thực tế lại là cả khoảng trống mênh mông.

Thông thường, đơn giá thép chiếm không dưới 50% tổng giá thành mỗi con tàu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đơn giá tàu cá vỏ thép do Bộ NNPTNT khái toán và ngân hàng chấp nhận là không dưới 17 tỷ đồng mỗi chiếc.

Để hiểu về chất lượng thực tế của tàu do đăng kiểm Việt Nam đánh giá, có thể lấy thực tế này: đặc biệt với những con tàu trọng tải dưới 1,2 vạn tấn của chủ tàu tư nhân hoặc ngân hàng, giá bán thực tế sau vài năm vận hành có thể thấp hơn hẳn giá tàu Nhật đóng đã vài chục năm tuổi. Nói cách khác, chất lượng tàu được đăng kiểm Việt Nam công nhận thường kém hơn hẳn tàu do đăng kiểm nước ngoài đánh giá.

Cho đến nay, chất lượng tàu đóng mới trong nước kém thường ít người chú ý, vì nhiều lý do. Mà lý do lớn nhất là giá tàu bị đẩy lên rất cao, thậm chí còn cao hơn cả giá mua tàu nước ngoài, nhưng giá đóng thực thường thấp. Các chủ tàu thực sự - thường là ngân hàng – thường chấp nhận giá tàu cao, trong khi chất lượng đóng mới thì phó mặc cho đăng kiểm và người khai thác.

Thực tế ấy được phản ánh, một phần, qua chất lượng rất kém vừa “được” phát hiện từ lô những tàu cá tại Bình Định. Để dễ hình dung, có thể tính mỗi con tàu cá trọng tải trên dưới 250 tấn sử dụng không quá 75 tấn thép đóng tàu, với giá dao động trong khoảng từ 14,5 – 22 triệu đồng/tấn, tùy xuất xứ Trung Quốc hay Nhật.

Tức là không quá 1,5 – 1,6 tỷ đồng, bao gồm cả đơn giá gia công, cho mỗi tàu. Thông thường, đơn giá thép chiếm không dưới 50% tổng giá thành mỗi con tàu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đơn giá tàu cá vỏ thép do Bộ NNPTNT khái toán và ngân hàng chấp nhận là không dưới 17 tỷ đồng mỗi chiếc.

Tương tự, với tàu VTB 26 vừa đắm tại Nghệ An, trọng lượng rỗng của con tàu này (90% là thép) là 1500 tấn, nhưng giá đóng với loại tàu này trong nước thường ít nhất phải là trên 100 tỷ đồng.

Giá thành tàu đóng trong nước bị bóp méo ngay từ trên dự toán, nên không khó hiểu khi đóng thực tế, sẽ kéo theo chất lượng tàu cũng sẽ bị bóp méo. Những con tàu dù trẻ tuối, nhưng lại rệu rã từ chất lượng máy móc cho tới vận hành, cứ thế đem cho thuê để chuyên chở hàng hóa trên các tuyến hàng hải trong và ngoài nước. Những tấm ảnh về chất lượng kém tới khó tin của tàu cá, tàu hàng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về chất lượng tàu Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…