Nửa đầu năm 2017, Nhật Bản là quán quân FDI vào Việt Nam

Trong nửa đầu năm 2017, Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều nhất, chính thức vượt qua Hàn Quốc - quốc gia vốn giữ vị trí số 1 trong một thời gian dài trước đó.
Nửa đầu năm 2017, Nhật Bản là quán quân FDI vào Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung trong 6 tháng năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 20/6/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD, chiếm 27,34% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về đối tác đầu tư, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam nửa đầu năm 2017, trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,95 tỷ USD, chiếm 25,79% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,48 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/6/2017, cả nước có 23.594 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 306,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 162,57 tỷ USD, bằng 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với 41,67 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ hai với 28,66 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư). Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với 26,72 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Hà Nội đứng thứ tư với 26,3 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).

Tuy nhiên, nếu tính chung 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam đến nay, Hàn Quốc vẫn là "quán quân" với tổng vốn đăng ký 54,5 tỷ USD (chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,19 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh và Hồng Kông.

Có thể bạn quan tâm

Văn hoá cà phê thời đại mới

Văn hoá cà phê thời đại mới

Giữa nhịp sống hối hả của Tokyo, New York hay Sài Gòn, các quán cà phê nay không chỉ là nơi phục vụ đồ uống, mà còn trở thành chốn dừng chân quen thuộc để khách hàng tìm kiếm sự thư giãn, không gian làm việc sáng tạo và điểm hẹn kết nối...

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Giữa nhịp sống hối hả, tách cà phê không đơn thuần chỉ là một thức uống khơi gợi giác quan, mà việc lựa chọn một quán cà phê để thưởng thức đã trở thành một hành động mang đậm dấu ấn cá nhân và xu hướng trải nghiệm của mỗi khách hàng, đặc biệt là với những người trẻ…

Vàng tiếp tục giảm nhẹ, một lượng còn 120 triệu đồng

Vàng tiếp tục giảm nhẹ, một lượng còn 120 triệu đồng

Giá vàng miếng SJC giảm thêm 500.000 đồng về mức 118 - 120 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện số 64 ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng...

Thị trường vàng hạ nhiệt

Thị trường vàng hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm mạnh trước những thông tin tích cực từ đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như căng thẳng địa chính trị giữa các nước lắng xuống, kéo theo sự sụt giảm của giá vàng trong nước...