Ông chủ Louis Vuitton vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới

Ông trùm hàng xa xỉ Pháp Bernard Arnault đã vượt qua ông chủ Amazon - Jeff Bezos trở thành tỉ phú giàu nhất thế giới khi giá trị tài sản ròng tăng lên 186,3 tỉ USD.

Tờ Forbes đưa tin, ông trùm hàng xa xỉ Pháp Bernard Arnault đã trở thành người giàu nhất thế giới theo dữ liệu bảng xếp hạng tỷ phú theo thời gian thực vào buổi sáng ngày thứ 2. Tại thời điểm đó, ông Arnault sở hữu khối tài sản 186,3 tỷ USD, nhiều hơn Jeff Bezos 300 triệu USD. Tỷ phú giàu thứ 3 là Elon Musk với 147,3 tỷ USD.

Ông chủ Louis Vuitton vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới

Ông trùm hàng xa xỉ Pháp Bernard Arnault. (Ảnh: Forbes Magazine)

Khối tài sản của ông Arnault vọt tăng từ 76 tỷ USD vào tháng 3/2020 lên mức 186,3 tỷ USD vào ngày thứ 2, tức là tăng trên 110 tỷ USD trong vòng 14 tháng nhờ giá cổ phiếu của LVMH tăng trong cùng giai đoạn.

LVMH là công ty mẹ sở hữu loạt thương hiệu thời trang xa xỉ gồm Fendi, Louis Vuitton và Givenchy đã chứng kiến cổ phiếu tăng 0,4% trong vài giờ giao dịch đầu ngày thứ 2, đẩy vốn hóa thị trường công ty vượt 320 tỷ USD và khối tài sản cá nhân của ông Arnault nhờ đó cũng tăng thêm 600 triệu USD.

Ông chủ Louis Vuitton vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới-2

Bernard Arnault là Chủ tịch và CEO của đế chế LVMH. Tập đoàn này sở hữu hơn 70 thương hiệu nổi tiếng, bao gồm Dom Perignon, Bulgari, Louis Vuitton, Sephora và Tag Heuer.

Điều đáng nói là LVMH sống khỏe trong đại dịch, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường Trung Quốc – nơi LVMH ghi nhận doanh thu kỷ lục 17 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2021, tăng 32% so với cùng giai đoạn năm 2020.

Trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến ngày hôm qua, tổng tài sản của ông chủ thương hiệu Kering Group – đối thủ của LVMH cũng đã tăng 27 tỷ USD lên mức 55,1 tỷ USD. Tại nhà mốt Chanel, cặp anh hem Alain Wertherimer và Gerard Wertheimer hiện sở hữu 35 tỷ USD, tăng gấp đôi so với khối tài sản chỉ 17 tỷ USD vào năm 2020.

Ông chủ Louis Vuitton vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới-5

LVMH hiện sở hữu hơn 60 nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có những thương hiệu trên một trăm năm như Château d'Yquem (1593), Moët & Chandon (1743), Louis Vuitton (1853).

Bernard Arnault sinh ra tại Roubaix, phía nam nước Pháp vào năm 1949. Ông tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư trước khi tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Ở tuổi 27, ông thuyết phục cha mình bán mảng xây dựng và tập trung vào bất động sản. Ông còn có tham vọng tiến vào thị trường Mỹ.

"Pháp thời bấy giờ rất bảo thủ. Bạn không thể làm điều này, nhất là ở cái tuổi đó. Khi ấy Arnault mới hơn 20. Rất hiếm người ở cái tuổi đó đưa ra những quyết định quan trọng như vậy," Michael Burke - giám đốc điều hành của Louis Vuitton cho biết.

Ông chủ Louis Vuitton vượt Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới-3

Tỷ phú Pháp Bernard Arnault trở thành người giàu nhất thế giới.

Thế nhưng, Arnault đã cho thấy tham vọng lớn của mình khi xin quyền kiểm soát công ty dệt may Boussac có quy mô lớn gấp 20 lần sản nghiệp của gia đình ông. Sau này, ông đã mua lại Dior và "hồi sinh" hoàn toàn thương hiệu này. "Dior khi đó là nhà mốt mà các quý bà Pháp sẽ mặc đi ăn trưa, chứ không phải nơi kiến tạo thời trang. Nó nhàm chán và an toàn, chẳng có gì thú vị cả," tổng biên tập tạp chí Vogue nhận xét. "Arnault đã thay đổi tất cả."

"Mọi người thường nghĩ cha tôi sống trong tòa tháp với một đống bảng biểu Excel và các con số. Tuy nhiên sự thật khác xa như thế. Mối quan tâm lớn nhất của ông ấy là gia đình. Dĩ nhiên là, cha tôi cũng ‘nghiện’ công việc. Ông ấy làm việc rất nhiều, nhưng ông ấy thấy vui vẻ với nó. Không quá nghiêm túc như mọi người vẫn nghĩ," con trai Arnault - Antoine - chia sẻ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...