Ông Lê Bá Nguyên được bầu làm Chủ tịch Tập đoàn FLC

Ngày 2/7, Đại hội cổ đông bất thường năm 2022 của Tập đoàn FLC (lần 2) đã bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Lê Bá Nguyên được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.
Đại hội đã bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026, kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao gồm 5 thành viên.
Đại hội đã bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026, kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao gồm 5 thành viên. 

Theo ban kiểm tra tư cách cổ đông, Đại hội cổ đông bất thường lần 2 đạt tỉ lệ hơn 37,1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông/người được uỷ quyền tham dự nên đủ điều kiện tiến hành họp.

Đại hội đã tiến hành bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 gồm: ông Doãn Hữu Đoàn, Lê Thái Sâm, Lê Bá Nguyên, thay thế các thành viên bị miễn nhiệm và từ nhiệm.

Theo Chủ toạ Đặng Tất Thắng, cả 3 ứng viên mới là ông Lê Bá Nguyên, Doãn Hữu Đoàn và Lê Thái Sâm, được bàn bạc lựa chọn kĩ trong 2 tháng qua và đi đến thống nhất đề cử bầu vào HĐQT nhiệm kỳ này. Đây đều là những gương mặt dầy dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FLC, cam kết gắn bó lâu dài.

Trong đó, ông Lê Bá Nguyên là nhân vật quen thuộc với FLC, từng tham gia là Thành viên HĐQT FLC trước đây và nay quay trở lại để kiện toàn bộ máy nhân sự lãnh đạo cấp cao sau biến cố vừa qua.

Ông Lê Thái Sâm (sinh năm 1964) là người có kinh nghiệm 30 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sẽ ứng cử vị trí Thành viên HĐQT độc lập.

Với tỉ lệ tán thành cao đạt hơn 96,78-100%, Đại hội đã thống nhất bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT là ông Doãn Hữu Đoàn và Lê Thái Sâm, Lê Bá Nguyên, kiện toàn nhân sự HĐQT gồm 5 thành viên. Sau đó, HĐQT đã họp thống nhất bầu ông Lê Bá Nguyên giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, bà Bùi Hải Huyền là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực, ông Đặng Tất Thắng là Phó chủ tịch HĐQT.

Ban kiểm soát đã được bầu bổ sung 3 người gồm: ông Nguyễn Xuân Hoà (Trưởng ban kiểm soát), Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Tri Thống.

“Với việc kiện toàn bộ máy, đội ngũ nhân sự tập đoàn FLC vẫn được giữ nguyên như trước biến cố. Việc bầu các ứng viên mới, đủ điều kiện, năng lực điều hành là mảnh ghép hoàn thiện cho bộ máy lãnh đạo cấp cao của HĐQT, nhằm triển khai tái cấu trúc tập đoàn, cải tổ toàn diện và mạnh mẽ; qua đó thúc đẩy tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái theo đúng các mục tiêu, chiến lược đặt ra”, ông Thắng nói.

Đại hội cổ đông bất thường năm 2022 của Tập đoàn FLC (lần 2) ngày 2/7/2022
Đại hội cổ đông bất thường năm 2022 của Tập đoàn FLC (lần 2) ngày 2/7/2022

Theo lãnh đạo FLC, quá trình tái cấu trúc sẽ được đẩy mạnh trong năm 2022, thông qua nhóm giải pháp trọng tâm, bao gồm: tái cấu trúc về mặt mô hình quản lý để đảm bảo tinh gọn, tối ưu hoá nguồn nhân lực cũng như bộ máy vận hành; tái cấu trúc về phương án kinh doanh trong ngắn hạn và trung hạn, đặc biệt sẽ rà soát, đánh giá lại hiệu quả các ngành nghề kinh doanh cốt lõi cũng như các dự án, lĩnh vực kinh doanh tại các công ty thành viên và công ty liên kết – trên nguyên tắc tập trung ưu tiên các lĩnh vực/dự án khả thi, có hiệu suất kinh doanh tốt hoặc tiềm năng phát triển tích cực trong dài hạn. 

Tái cấu trúc về mặt tài chính cũng như tài sản – nguồn vốn để đảm bảo khả năng vận hành xuyên suốt và ổn định cho các dự án chiến lược, đồng thời cơ cấu về nợ vay để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn – hiệu quả giữa FLC và các tổ chức tín dụng…

Đối với lĩnh vực bất động sản, FLC sẽ tiếp tục hoàn thiện về pháp lý và xây dựng với các dự án đang triển khai, đảm bảo thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư và địa phương, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Quảng Bình, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… Song song đó là xúc tiến đầu tư dự án mới tại những thị trường mới. FLC xác định sẽ ưu tiên nguồn lực để phát triển các dự án đáp ứng được đầy đủ điều kiện về đầu tư, xây dựng cũng như kinh doanh, phù hợp với chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Về hoạt động kinh doanh hàng không, ông Đặng Tất Thắng chia sẻ, sau sự cố đáng tiếc, hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways vẫn triển khai bình thường, doanh thu quý 2 tăng trưởng 150% so với quý 1 và vượt 30% kế hoạch đề ra đầu năm trong bối cảnh du lịch, hàng không sôi động trở lại. Hãng bay đang khai thác tích cực các tuyến đường bay nội địa và hiệu quả các đường bay vàng tới Côn Đảo, Điện Biên để kết nối du lịch, đảm bảo an toàn bay, không có sự cố… Hãng cũng liên tục dẫn đầu các hãng bay đúng giờ nhất và vẫn được khách hàng yêu thích…

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo sẽ tìm các hướng đi mới, ngành nghề mới để bổ sung nguồn thu cho tập đoàn như sản xuất thương mại, giáo dục, y tế…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...