Phấn đấu vào năm 2030, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm sách của cả nước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 24/3/2020 về triển khai phát triển văn hóa đọc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, thành phố sẽ nâng cấp, đầu tư hệ thống thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; tăng cường các hình thức tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, đặc biệt là nâng cao hiệu quả văn hóa đọc; phấn đấu đạt 80% học sinh, sinh viên và học viên tại các cơ sở giáo dục sử dụng hệ thống thư viện công cộng thường xuyên.

Cùng với đó, nhân dân tại các khu vực nông thôn, miền núi, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn được hướng dẫn tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, nâng cao văn hóa đọc qua thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã; phấn đấu 20-25% người dân ở khu vực nông thôn, 15-20% người dân ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận sách, báo, tài liệu...

Mục tiêu của thành phố là mỗi cơ quan, doanh nghiệp, chung cư, khách sạn... có ít nhất 1 tủ sách hoặc thư viện; 40-50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc; 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí.

Về hệ thống thư viện, đến năm 2025, mỗi người dân trung bình đọc 4 cuốn sách/năm; số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại hệ thống thư viện thành phố đạt 2 triệu lượt/năm; 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi, người khuyết tật.

Về xuất bản, thành phố duy trì nhịp độ tăng trưởng của ngành xuất bản thành phố, quan tâm phát triển xuất bản phẩm điện tử; hỗ trợ, nâng cao chất lượng, năng lực, hiệu quả hoạt động của nhà xuất bản thuộc thành phố.

Đặc biệt, thành phố duy trì tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm lan tỏa văn hóa đọc tại Phố sách Xuân, Hội sách Hà Nội, Phố sách Hà Nội; hướng tới tổ chức Hội sách quốc tế Hà Nội; thường xuyên tham gia các sự kiện sách quốc tế lớn của khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2024, Hà Nội trở thành "Thành phố tâm điểm" hoặc đóng vai trò thúc đẩy đưa Việt Nam trở thành "Khách mời danh dự" tại Hội sách quốc tế Frankfurt (Đức).

Theo kế hoạch, đến năm 2030, người dân Hà Nội có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức phục vụ học tập, lao động, nghiên cứu và giải trí. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì, củng cố và nâng cao. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân.

Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2030 là đưa Hà Nội trở thành trung tâm sách của cả nước, xuất bản là một trong những ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Xem thêm

Những không gian văn hóa đọc cho người Việt

Những không gian văn hóa đọc cho người Việt

Sự ra đời của những đường sách, thành phố sách quy mô lớn ở TP.HCM cho thấy nỗ lực ban đầu trong việc mang đến không gian hưởng thụ văn hóa đọc, góp phần lan tỏa đam mê đọc sách của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền trao thưởng cho các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất giỏi tại Buôn Eana

20 năm kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana: Vẹn một chữ tình!

Chương trình kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, mà còn tạo ra một mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên của công ty và người dân, cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết và phát triển…

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Không chỉ có hương vị độc đáo và tinh tế, quế còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe như hỗ trợ giảm viêm, hạ đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Từ xưa đến nay, loại gia vị luôn được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các chế độ ăn uống lành mạnh…