Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã và đang phát triển nhanh chóng, giúp cải thiện chất lượng của ngành mỹ phẩm. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ cảnh báo rằng, nếu AI phát triển một cách không kiểm soát hoặc được lập trình với mục đích sai trái, nó có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng.
Trí tuệ nhân tạo là một trong những xu hướng được nhắc đến nhiều nhất trong ngành làm đẹp. Theo một báo cáo mới được công bố vào tháng 3/2024 bởi công ty Nghiên cứu Kinh doanh cho thấy, những ông lớn trong lĩnh vực làm đẹp và mỹ phẩm đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo gồm L'Oréal S.A., Beiersdorf AG, Olay, Shiseido, Procter & Gamble, Pure & Mine, YOus Skincare, My Beauty Matches, EpigenCare Inc., mySKIN, Haut.Al, Luna Fofo, Revieve, Anokai, và Youth Laboratories dự kiến sẽ đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ CAGR là 14,4%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, công cụ AI được sử dụng nhiều nhất trong thị trường làm đẹp và mỹ phẩm đó là các công cụ đề xuất cá nhân hóa, nền tảng đo lường hiệu suất tiếp thị, dự báo nhu cầu, chuỗi cung ứng hoặc nền tảng dịch vụ khách hàng và các thiết bị làm đẹp dựa trên trí tuệ nhân tạo.
NHỮNG RỦI RO KHI SỬ DỤNG AI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀM ĐẸP
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất cho công nghệ AI là cá nhân hóa sản phẩm. Luật sư Kelly Bonner làm việc tại Duane Morris, LLP cho biết, các thương hiệu đang ngày càng triển khai mạnh Al để cho phép khách hàng trải nghiệm công nghệ thử nghiệm ảo gồm thay đổi diện mạo mới hoặc giao tiếp với khách hàng thông qua chatbot. Từ đó, đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, khách hàng còn được các robot làm đẹp cho họ, chẳng hạn như áp dụng mỹ phẩm hay các sản phẩm làm đẹp cho khuôn mặt hoặc cơ thể.
Mặc dù công cụ này hữu ích bởi người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp qua AI. Tuy nhiên, sẽ có một số rủi ro phát sinh khi làm việc với trí tuệ nhân tạo. Chẳng hạn như, các công ty thu thập dữ liệu đào tạo từ các nguồn của bên thứ ba, để phát triển các kỹ thuật AI của riêng họ có thể có nguy cơ vi phạm IP.
Bên cạnh đó, khi các công ty sử dụng AI để thu hút khách hàng, họ có thể có nguy cơ vi phạm quyền riêng tư, do đặc điểm bản chất cá nhân hóa cao của ngành.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo để đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Từ đó, gây ra nguy cơ có hại cho khách hàng với nhiều hình thức khác nhau. Người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi các khuyến nghị chăm sóc da không phù hợp do AI khuyến cáo, sau đấy sẽ chi tiêu quá mức cho những sản phẩm không cần thiết với bản thân.
GIẢM THIỂU RỦI RO KHI SỬ DỤNG AI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀM ĐẸP
Những công ty mỹ phẩm sử dụng công nghệ AI vẫn muốn giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo đem lại. Vậy nên, những doanh nghiệp này đã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều phương pháp để đảm bảo rằng chúng tạo ra kết quả chính xác nhưng vẫn bảo vệ quyền riêng tư mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu mỹ phẩm nên hướng dẫn khách hàng sử dụng và hạn chế công cụ trí tuệ nhân tạo. Thêm nữa, họ phải thỏa thuận với nhà cung cấp phần mềm, kỹ sư, khách hàng và các bên liên quan khác để xác định quyền sở hữu IP, làm rõ xử lý dữ liệu, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý.
Mặc dù công nghệ AI hiện nay có thể tiết kiệm thời gian không chỉ trong việc thực hiện các dịch vụ thông thường mà còn phân tích được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo vẫn thiếu tính minh bạch và phân tích ảo, do đó nó vẫn cần đòi hỏi đánh giá của con người.
Ngoài ra, họ cũng nên theo dõi chặt chẽ những tính năng của AI để điều chỉnh phù hợp với khách hàng của mình.
Những công cụ như công nghệ VTO và AI có thể cung cấp trải nghiệm thời gian thực, được cá nhân hóa và tạo ra các đề xuất, hình ảnh và mô tả sản phẩm phù hợp thu hút khách hàng mua sắm.
Nhưng điều quan trọng đối với các công ty là cân bằng sự đổi mới, đặc biệt là việc đổi mới công nghệ. Điều này, không được phép vượt qua các quy định pháp lý và tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.
Còn đối với các công ty đang phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế để giảm sự chệch lệch thuật toán và các lỗi dữ liệu.
TƯƠNG LAI CỦA AI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀM ĐẸP
Về tương lai của công nghệ AI trong ngành làm đẹp, nhờ có AI mà việc tìm kiếm và tạo ra các nội dung thu hút khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Trong ngành công nghiệp làm đẹp nói riêng, trí tuệ nhân tạo đã cá nhân hóa, đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp để mang đến cho người tiêu dùng và cập nhập xu hướng liên tục.
Sự hỗ trợ hết mực của công nghệ đã giúp các thiết bị làm đẹp và những ứng dụng tiện theo dõi tình trạng của người dùng. Dựa vào yếu tố đó, các thương hiệu đưa ra một liệu trình chăm sóc thích hợp cho từng cá nhân.
Hơn nữa, trong nỗ lực củng cố vị thế thị trường, AI còn thu hút khách hàng và thúc đẩy việc phổ biến thông tin chính xác khiến các công ty hiểu rõ sở thích của khách hàng và quản lý nội dung chặt chẽ hơn.
Chẳng hạn như nhãn hàng mỹ phẩm Olay (Mỹ) với ứng dụng Skin Advisor đã tận dụng nguồn dữ liệu lớn từ khảo sát và ảnh tự chụp đăng tải bởi người dùng, từ đó cho ra mắt ứng dụng Skin Advisor. Một số tính năng mà app này sở hữu như: phân tích tình trạng da, chẩn đoán độ lão hóa của da, đưa ra những giải pháp cho mỗi người.
Khi các thương hiệu cạnh tranh về phân khúc những người tiêu dùng trẻ tuổi và am hiểu công nghệ. Nhiều doanh nghiệp ngày càng dựa vào các công cụ AI để cá nhân hóa nội dung trên các nền tảng, đặc biệt là khi nói đến các đề xuất sản phẩm cho các mối quan tâm về da, hình dung trước và sau và sử dụng các bộ lọc lão hóa để xác định các mối quan tâm mới nổi.