Phố Wall chốt phiên tăng nhẹ, giao dịch giằng co trước thềm dữ liệu lạm phát

Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa với mức tăng khiêm tốn sau một phiên giao dịch biến động, khi các nhà đầu tư chờ đón báo cáo lạm phát sẽ được công bố vào 28/6…

Phố Wall chốt phiên tăng nhẹ, giao dịch giằng co trước thềm dữ liệu lạm phát

Kết thúc phiên 26/6, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích 16,10 điểm (+0,04%) lên 39.128,26 điểm, S&P 500 tăng 8,61 điểm (+0,16%) thành 5.477,91 điểm và Nasdaq Composite thêm 87,50 điểm (+0,49%) đóng cửa ở mức 17.805,16 điểm.

Nhà sản xuất chip hàng đầu Nvidia đóng cửa tăng nhẹ 0,25%, kịp thời xoá đi khoản lỗ trước đó trong phiên.

Các công ty vốn hóa lớn khác cũng ghi nhận đà đi lên. Cụ thể, Apple tăng gần 2% sau khi Rosenblatt nâng hạng cổ phiếu của hãng sản xuất iPhone từ “trung lập” lên "mua”. Tesla cũng thêm 4,81% khi Stifel bắt đầu phân tích với xếp hạng mua.

Cổ phiếu của Amazon Inc tăng 3,90%, đưa giá trị thị trường của công ty lên trên 2 nghìn tỷ USD và trở thành doanh nghiệp thứ năm của Mỹ vượt qua cột mốc đó.

Rivian nhảy vọt 23,24% nhờ tin tức nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen sẽ đầu tư tới 5 tỷ USD vào công ty xe điện Mỹ.

Trong khi đó, dự báo lợi nhuận năm tài chính 2025 lạc quan đã thúc đẩy FedEx tăng 15,53%, hỗ trợ chỉ số Dow Jones Transport chạm mức cao nhất trong hơn một tháng.

Ngược lại, cổ phiếu các ngân hàng lớn của Mỹ bao gồm Morgan Stanley, Citigroup và Bank of America lại trượt giá trước thềm công bố kết quả cuộc kiểm tra sức chịu đựng ngành ngân hàng của Fed. Chỉ số tài chính S&P 500 giảm 0,47%.

General Mills mất 4,59% sau khi thương hiệu ngũ cốc Cheerios dự báo lợi nhuận hàng năm thấp hơn ước tính và công bố doanh thu hàng quý giảm nhiều hơn dự kiến.

Brian Jacobsen, nhà kinh tế trưởng tại Annex Wealth Management, cho biết: “Chúng ta có thể sẽ chứng kiến ​​tình trạng biến động của thị trường tiếp diễn cho đến khi có chất xúc tác mới”.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,59 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,83 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Một số dữ liệu kinh tế sẽ tiếp tục được công bố trong tuần này, quan trọng nhất chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) vào thứ Sáu - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - được sử dụng để quyết định đường hướng của chính sách tiền tệ.

Fed dự kiến ​​chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay vào tháng 12. Nhưng theo LSEG, các nhà đầu tư vẫn đặt kỳ vọng vào khả năng diễn ra cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9 và thêm khoảng hai lần nữa cuối năm.

“Thu nhập tích cực và dữ liệu lạm phát lành tính có thể khuyến khích nhiều sự luân chuyển từ công nghệ sang các lĩnh vực bị tụt lại trong năm nay. Đầu tuần này, các nhà đầu tư đã tăng đặt cược vào các lĩnh vực phi công nghệ”, Ryan Detrick, giám đốc chiến lược thị trường tại Carson Group đánh giá

GIÁ DẦU TĂNG NHẸ

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ vào phiên 26/6 khi các nhà đầu tư lo ngại rằng khả năng xung đột leo thang ở Gaza có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 24 cent, tương đương 0,3%, lên 85,25 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 7 cent lên mức 80,90 USD/thùng.

Giá dầu có xu hướng giảm vào đầu phiên khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo lượng tồn kho dầu thô của nước này tăng 3,6 triệu thùng vào tuần trước, gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters - những người đã dự đoán mức giảm lớn.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS lưu ý rằng các kho dự trữ của Mỹ đang tăng trong khi hàng tồn kho ở những nơi khác lại giảm: “Tôi sẽ gọi thị trường dầu mỏ hiện nay là một bức tranh với nhiều câu chuyện khác nhau. Chúng ta thấy tồn kho dầu ở Nhật Bản và châu Âu giảm vào tuần trước. Vì vậy, có vẻ như thị trường đang thắt chặt, chỉ là ở Mỹ thì chưa”.

UBS dự kiến ​​giá dầu sẽ tăng trong những tuần tới.

Các nhà kinh doanh dầu mỏ cũng đang lo lắng về mức tiêu thụ xăng yếu ở Mỹ trong mùa hè, cũng là mùa lái xe cao điểm ở nước này. Việc sử dụng xăng của Mỹ chiếm khoảng 10% tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới. Nhu cầu xăng ở nước này tuần trước đã giảm 3,6% so với một năm trước xuống còn khoảng 8,9 triệu thùng mỗi ngày. Tồn kho nhiên liệu tăng bất ngờ ngay cả khi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Nvidia "đè" S&P và Nasdaq lao dốc

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm nhẹ trong phiên 21/6 do cổ phiếu Nvidia sụt giảm ở ngày thứ hai liên tiếp đã kéo lĩnh vực công nghệ đi xuống…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...